• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiện tượng "Mặt trời ngủ quên" có thể quay lại Trái đất

(Chinhphu.vn) - Chuyên gia thiên văn học tại Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton (Oxfordshire, Anh) cho rằng ánh sáng mặt trời ở vào giai đoạn suy giảm đáng kể trong thời gian gần đây theo chu kỳ khoảng 11 năm về sự xuất hiện của vết đen Mặt trời.

20/01/2014 20:02
Hiện tượng Mặt trời sắp đi ngủ  khiến nhiệt độ Trái đất thay đổi và trải qua một đợt lạnh giá.
Từ những nghiên cứu về độ chiếu sáng và vết đen Mặt trời, cũng như các hiện tượng khác, các nhà khoa học ví von rằng Mặt trời sắp đi ngủ để diễn đạt một đợt hoạt động yếu nhất theo chu kỳ, khiến nhiệt độ Trái đất thay đổi và trải qua một đợt lạnh giá. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng chu kỳ nói trên không hẳn luôn đều đặn và trên thực tế có những diễn biến phức tạp hơn. Hiện hoạt động của Mặt trời đang xuống thấp và hiện tượng này chưa từng xảy ra trong nghiên cứu về Mặt trời từ 30 năm qua. Các nhà khoa học cho rằng sinh hoạt của con người trên Trái đất ngày nay đã khác xưa nên diễn biến về thời tiết còn có nhiều phức tạp hơn nữa. Từ năm 2013, Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) cảnh báo có hiện tượng bất thường ở Mặt trời. Thời tiết gần đây được cho là giống như thời kỳ được gọi là Maunder Minimum diễn ra vào năm 1645 mà nhiều nhà khoa học gọi là “kỷ băng hà mini”. Mùa đông năm đó, sông Thames ở London đã có lúc đóng băng vì nhiệt độ quá thấp. Một số nhà thiên văn học ví von đây là giai đoạn “Mặt trời ngủ quên”, kéo dài đến năm 1715.
Nhật Nam