• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiện tượng sương mù không phải do ô nhiễm môi trường

(Chinhphu.vn) – Tình trạng sương mù đặc quánh trong sáng 2/2 tại Hà Nội là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên trong mùa đông, do độ ẩm trong không khí tăng cao. Tuy nhiên, đây là điều kiện để nhiều vi khuẩn phát triển nên người bệnh cần lưu ý phòng các bệnh đường hô hấp.

02/02/2024 14:22
Hiện tượng sương mù không phải do ô nhiễm môi trường- Ảnh 1.

Sương mù diễn ra tại Hà Nội sáng 02/02. Ảnh: VGP/HM

Trong buổi cung cấp thông tin y tế quý I/2024 của Bộ Y tế tổ chức sáng ngày 02/02, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ, sương mù là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên do độ ẩm trong không khí tăng cao.

Nhiều địa phương vùng cao ở nước ta như Lào Cai, Sa Pa, Mù Căng Chải, Nghệ An, Hà Tĩnh thường xuyên có hiện tượng sương mù vào mùa đông.

"Riêng ở Hà Nội, sáng nay có hiện tượng sương mù dày đặc, làm cản trở tầm nhìn của người dân là khá hiếm trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, đây là một vấn đề của thời tiết và khí hậu, không phải do ô nhiễm môi trường gây ra", ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sương mù là một trong số hơn 20 loại hình thiên tai thường gặp ở Việt Nam. Nguyên nhân xuất hiện sương mù do sự chênh lệch về độ ẩm và nhiệt độ của không khí.

Cụ thể, vào mùa đông, nhiệt độ không khí thấp và độ ẩm không khí tăng cao kết hợp với tốc độ gió yếu, thậm chí không có gió. 3 yếu tố này hình thành sương mù.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Liên Hương, thời tiết dày đặc sương mù, ẩm thấp như sáng nay chính là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm như hô hấp, da liễu... phát triển.

Đặc biệt, nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh là người cao tuổi, trẻ em và người mắc bệnh nền.

Bên cạnh đó, hiện tượng sương mù còn lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí nên sẽ gây nguy hại tới sức khỏe con người. Đặc biệt, trong thời điểm cận Tế,t nhu cầu tập đi lại tăng cao nên nguy cơ lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp cũng gia tăng.

Trong những ngày sương mù dày đặc, để bảo vệ sức khoẻ, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường quá sớm vào buổi sáng, nhất là các đối tượng trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai…

Trường hợp cần phải di chuyển ra khỏi nhà thì nên đợi tan bớt sương mù để các chất độc trong không khí đã bay lên cao.

Khi di chuyển ngoài đường, người dân nên sử dụng khẩu trang y tế để ngăn chặn khí độc trong sương, không nên tập thể dục ngoài trời vào buổi sớm khi có sương mù.

Khi ở trong nhà cần phải hút ẩm, mở điều hòa chế độ sưởi để hạn chế vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh cho gia đình.

Ngoài ra, người dân cần lưu ý không phơi quần áo ngoài trời sương để qua đêm, nên là hoặc sấy khô để tiêu diệt nấm mốc bám trên áo quần, nhằm tránh các bệnh lý về da…

HM