• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiệp ước Schengen tan vỡ sẽ làm châu Âu mất 120 tỷ USD

(Chinhphu.vn) - Ngày 3/2, Viện chính sách France Strategie thuộc Chính phủ Pháp cho biết việc quay trở lại kiểm soát biên giới vĩnh viễn tại châu Âu sẽ làm các nước thuộc khu vực Schengen (miễn thị thực đi lại giữa các nước thành viên EU) mất khoảng 110 tỷ euro (120 tỷ USD) trong thập kỷ tới.

04/02/2016 16:04
Ảnh minh họa
Thỏa thuận Schengen là vấn đề trọng tâm của một châu Âu hội nhập. Tuy nhiên, dưới áp lực của nhiều lời cảnh báo về một làn sóng người di cư chưa từng có trước đây từ châu Phi và Trung Đông, một số chính phủ châu Âu đã tạm thời hồi phục lại việc kiểm soát biên giới của họ với các nước Liên minh châu Âu (EU) khác.

Một nghiên cứu của Strategie cho thấy sự sụt giảm khách du lịch và thương mại xuyên biên giới khi xóa bỏ vĩnh viễn khu vực đi lại tự do Schengen sẽ “lấy đi” 0,8% tổng sản lượng kinh tế châu Âu trong 10 năm tới. Chỉ tính riêng Pháp một khi xóa bỏ khu vực Schengen, nước này sẽ mất 1-2 tỷ euro trong ngắn hạn và 10 tỷ euro trong 10 năm tới – tương đương 0,5% GDP nước này.

Trong đó, "đóng góp" một nửa giá trị kinh tế bị mất trên sẽ do sụt giảm số lượng khách du lịch xuyên biên giới. Trong khi đó, chi phí tác động đối với người lao động xuyên biên giới sẽ chiếm 38% giá trị kinh tế bị mất và chi phí bổ sung đối với vận tải hàng hóa sẽ chiếm khoảng 12% tổng sản lượng kinh tế bị mất đi.

Trong số 26 thành viên của khu vực Schengen, 6 quốc gia, bao gồm cả Đức, tái khẳng định việc khôi phục kiểm soát biên giới tạm thời nhằm đối phó với hàng trăm nghìn người di cư đang cố gắng đến được các quốc gia thành viên thịnh vượng nhất EU./.

Nguyễn Thơ