• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiểu biết để cạnh tranh lành mạnh

(Chinhphu.vn) - Cạnh tranh được xem là yếu tố động lực, đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc thực thi Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vừa bảo vệ uy tín DN, vừa là cách bảo vệ người tiêu dùng.

16/11/2010 10:30

Ảnh: Chinhphu.vn

Luật Cạnh tranh đã ra đời được 5 năm (năm 2005), nhưng theo TS Nguyễn Hữu Huyên, chuyên gia của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp thì có tới 70% DN tại Việt Nam không biết hoặc không quan tâm đến Luật Cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Đây là một trong những con số thống kê đáng chú ý tại hội thảo: "Thực thi Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ" do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC) phối hợp tổ chức ngày 15/11 tại TP Đà Nẵng.

Tại hội thảo, luật sư Lê Xuân Lộc (Công ty Luật Phạm và Liên danh) nói chính vì không quan tâm tới Luật Cạnh tranh nên đã có nhiều DN nước ta bị khởi kiện và phải bồi thường cho bạn hàng nước ngoài khi xuất khẩu hàng hóa.

Việc thực thi Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn tiếp tục trở thành vấn đề nóng, diễn ra thường xuyên, ở nhiều ngành nghề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính  và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Có một thực tế là Luật Cạnh tranh của Việt Nam (ra đời năm 2005) trong quá trình thực thi cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Luật sư Lộc đã nêu một trong những bất cập dễ thấy nhất đó là sự chồng chéo về xử lý vi phạm giữa các ngành chức năng.

Chẳng hạn, khi một bộ luật điều chỉnh các lĩnh vực chuyên ngành được xây dựng mới hoặc được điều chỉnh cùng với sự hình thành các cơ quan quản lý chuyên ngành thì thường có một xu hướng hình thành các quy định điều tiết về cạnh tranh trong các lĩnh vực chuyên ngành và do cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện.

Chính các quy định này dẫn đến những mâu thuẫn, chồng chéo với Luật Cạnh tranh, gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Ví dụ, cùng một lỗi vi phạm, nhưng lại có nhiều cấp quản lý cùng xử phạt (hải quan, thanh tra chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, UBND tỉnh, TP). Do đó, khó tìm được sự thống nhất trong chế tài xử phạt nên có thể dẫn đến tình trạng một hành vi vi phạm bị xử phạt nhiều lần.

Nhiều đại biểu cho rằng, những bất cập nói trên đòi hỏi phải được giải quyết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Theo đó, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần phối hợp chặt chẽ để ban hành một thông tư liên tịch về xử phạt vi phạm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và một trong những điều cần chú ý là phải phân định rõ thẩm quyền, xác định rõ hành vi vi phạm cùng với chế tài áp dụng.

Làm thế nào để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, giúp việc thực thi Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày càng tốt hơn, là chỗ dựa để các sản phẩm Việt Nam đứng vững trên trường quốc tế là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.

Luật sư Lê Xuân Lộc khi nêu một số hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh (như chỉ dẫn gây nhầm lẫn; đại diện, đại lý sử dụng nhãn hiệu không được phép; đăng kí, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền), đã đề nghị các DN cần hiểu rõ để không vi phạm, còn các luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng của mình.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Osamu Igharashi, chuyên gia cao cấp của JFTC cho biết phần lớn các DN Việt Nam vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ ở hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Theo chuyên gia này, để các DN Việt Nam thực thi tốt Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì cần rất nhiều nỗ lực từ chính quyền và của chính mỗi DN, đặc biệt là khâu tăng cường đội ngũ cán bộ, đồng thời phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân và DN về Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Các đại biểu cũng cho rằng, cơ quan chức năng cần đánh giá, rút kinh nghiệm và học tập cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh ở các nước tiên tiến, các nước đã áp dụng trước Việt Nam và thành công. Trong đó nên chọn những nước có đặc điểm về kinh tế tương đồng với Việt Nam.

Hồng Hạnh