• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiểu để tuân thủ luật pháp

(Chinhphu.vn) – Để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh. Do vậy, yêu cầu bắt buộc là mọi công dân, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phải hiểu biết và tuân thủ pháp luật.

01/11/2013 17:21

Cách đây 3 năm, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai Ngày Pháp luật (4/10/2010).

Một ngày dành cho pháp luật

Theo đó, hằng tháng các đơn vị quy định vào một thời gian nhất định trong 1 ngày nhất định, cán bộ, công chức, nhân viên sẽ  học tập, nghiên cứu văn bản pháp luật.

Việc học tập, nghiên cứu văn bản pháp luật chú trọng tới văn bản có liên quan đến lĩnh vực được giao quản lý; các văn bản có tác động nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người dân như: Đất đai, hôn nhân-gia đình, lao động-thương binh-xã hội, tài nguyên môi trường, giao thông, xây dựng...

Đồng thời, các đơn vị tổ chức trao đổi nghiệp vụ và rút kinh nghiệm việc áp dụng pháp luật trong giải quyết công việc hằng ngày nhằm hạn chế những sai sót trong thực thi công vụ, nâng cao ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của cán bộ, công chức để người dân làm theo.

Sau hơn 2 năm thi hành thí điểm, mô hình Ngày Pháp luật đã được luật hóa trong "Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013".

Điều 8, Luật này quy định: “Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Để việc thực hiện "Ngày Pháp luật" được thống nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước, Nghị định số 28/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: "Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý Nhà nước và đời sống xã hội".

Thông qua các hình thức: Hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động, triển lãm..., Ngày Pháp luật còn được tổ chức với các nội dung giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị (Điều 6 Nghị định 28).

Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật

Bên cạnh việc quy định rõ trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật của các bộ, ngành địa phương, Chính phủ còn khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động này.

Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện hoạt động nêu trên sẽ được cơ quan Nhà nước cấp phát tài liệu, cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật… Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được thực hiện hoạt động quảng cáo khi tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên, phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo.

Bên cạnh đó, nhằm xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Chính phủ khuyến khích Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các hội công chứng, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng... tham gia thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia phổ biến giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân...

Khẳng định tính thượng tôn của pháp luật

Với hình thức tổ chức đa dạng, Ngày Pháp luật sẽ giúp cho chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước đến gần với người dân hơn và dễ dàng đi vào cuộc sống, qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của luật pháp trong đời sống xã hội và mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Đặc biệt, Ngày Pháp luật còn là cơ hội để người dân góp ý cho công tác xây dựng thể chế.

Ngày Pháp luật còn là dịp để cơ quan chức năng phổ biến, tuyên truyền cho nhân dân những văn bản pháp luật mới ban hành; tạo điều kiện để cán bộ giải đáp thắc mắc của người dân, giúp người dân hiểu được các quy định luật pháp, qua đó, thực hiện một cách nghiêm minh.

Bình Minh