• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiểu đúng về bán hàng đa cấp

(Chinhphu.vn) - Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều có những hiệp hội nhằm quản lý và định hướng hoạt động của ngành bán hàng đa cấp, tạo sân chơi lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tham gia cũng như người tiêu dùng.

25/02/2020 19:00

Lịch sử hình thành ngành bán hàng trực tiếp (bán hàng đa cấp)

Nguồn gốc của phương thức bán hàng đa cấp (BHĐC) hay còn gọi kinh doanh theo mạng lưới (multi-level marketing) gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Carl Rehnborg. Ông được xem là cha đẻ của một ngành kinh doanh có triển vọng nhất trong thế kỷ 21 bởi đã phát minh và nhân rộng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào trong cuộc sống.

Carl Rehnborg sinh năm 1887 tại St. Augustine, bang Florida, Hoa Kỳ, là con trai của một nhà kinh doanh kim hoàn người Mỹ gốc Thụy Điển. Ông khởi hành đến Trung Quốc vào năm 1915 và dành phần lớn thời gian cuộc đời mình tại đất nước này và cũng chính nơi đây đã tạo cho ông cảm hứng về việc bổ sung dinh dưỡng từ thực vật.

Năm 1927, Carl về Mỹ và bắt đầu thực hiện các ý tưởng của mình bằng cách chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng. Ban đầu, do chưa có kinh phí để tiếp thị sản phẩm, ông đưa ra một ý tưởng mà đó có thể là nguyên lý cơ bản cho ngành kinh doanh theo mạng sau này.

Carl Rehnborg đề nghị các bạn và người thân của ông giới thiệu các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ và nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông sẽ trả một khoản hoa hồng cho người giới thiệu. Cứ thế, với mô hình một giới thiệu 2, 2 giới thiệu 4, 5,… hàng hóa càng bán được nhiều, những người giới thiệu càng có lợi. Khi mô hình này được triển khai, chính Carl Rehnborg cũng không thể ngờ được kết quả thành công ngoài sức tưởng tượng. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành kinh doanh theo mạng.

Sự phát triển lớn mạnh của ngành bán hàng đa cấp trên thế giới

Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa,hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, hay còn gọi là bán hàng trực tiếp (BHTT) ngày càng phát triển mạnh, có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội của nhiều nước. BHĐC được xem như một giải pháp cho vấn đề việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn, cạnh tranh trong thương mại trở nên khốc liệt nhưng BHĐC vẫn phát triển mạnh vì những ưu việt của nó.

Ngành BHĐC đã có những bước tiến lớn tạo ra các mô hình kinh doanh xã hội bền vững, hấp dẫn, có lợi nhuận, được hỗ trợ công nghệ và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới.

Theo Hiệp hội Bán hàng trực tiếp thế giới (World Federation of Direct Selling Associations - WFDSA), doanh thu toàn cầu của ngành không ngừng tăng lên. Chỉ từ 166,88 tỷ USD năm 2012 tăng lên 192,9 tỷ USD năm 2018. Tính đến nay, 10 quốc gia có thị trường BHĐC phát triển mạnh nhất là: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Nhật, Brazil, Mexico, Malaysia, Pháp, Đài Loan. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc đồng chiếm 18%; Hàn Quốc chiếm 10%; Đức chiếm 9% và Nhật Bản 8%. Các công ty BHĐC chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chiếm 34% doanh số trong ngành này, trở thành doanh số lớn nhất danh mục sản phẩm.

Các công ty BHĐC có mặt trên khắp thế giới nhưng những công ty hàng đầu đứng trong bảng xếp hàng tốp 10 thế giới đều là công ty của Mỹ. Trong đó, Tập đoàn Amway có trụ sở tại bang Ada, Michigan, Hoa Kỳ 6 năm liên tiếp giữ vững ngôi vị số 1 về doanh thu. Điều này phần nào cũng dễ hiểu vì sao Mỹ được xem là cái nôi ra đời của ngành BHĐC. BHĐC tại Mỹ chiếm 35,4 tỷ USD doanh số bán lẻ trong năm 2018, tăng 1,3% so với năm 2017. Nghiên cứu mới từ Báo cáo Triển Vọng và Tăng trưởng của Hiệp hội Bán hàng trực tiếp Hoa Kỳ (Direct Selling Association - DSA) cho thấy có 6,2 triệu người tham gia BHĐC và 36,6 triệu khách hàng trong năm 2018 tại quốc gia này.

Nếu như Mỹ được xem là cái nôi ra đời của ngành BHĐC thì châu Á lại là lục địa giúp ngành BHĐC phát triển mạnh mẽ bởi số lượng người tham gia BHĐC nhiều nhất thế giới. Theo công bố của WFDSA, hết năm 2014, châu Á chiếm 44,60 % doanh số BHĐC thế giới và tiếp tục gia tăng lên 46% vào cuối năm 2018. Sự gia tăng không ngừng như vậy do châu Á là châu lục có dân cư đông đúc, các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản những năm gần đây phát triển rất nhanh và mạnh.

Giai đoạn 2014-2015, Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu châu Á và đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Mỹ - cái nôi ra đời của BHĐC. Khoảng 2 năm sau và cho đến tận bây giờ, Trung Quốc vươn lên bằng với Mỹ duy trì vị trí số 1 thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, sự lớn mạnh và không ngừng phát triển của ngành đã kéo theo những hệ lụy đi kèm. Chính vì vậy, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều có những hiệp hội nhằm quản lý và định hướng hoạt động của ngành, tạo sân chơi lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tham gia cũng như người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hiệp hội, với vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp BHĐC, sẽ góp phần chuẩn hóa hoạt động của ngành, xây dựng ngành BHĐC hiện đại, chuyên nghiệp, tạo môi trường kinh doanh công bằng, thông thoáng và thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính.

Các thị trường BHĐC lớn mạnh trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… đều xây dựng văn bản mang tính pháp lý riêng cho phương thức kinh doanh này (ngoài luật thương mại). Các văn bản thường xuyên được cập nhật và hoàn thiện để phục vụ cho công tác quản lý ngành, giúp các công ty hoạt động liêm chính, tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

DA