• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam

(Chinhphu.vn) - Với tiềm năng về phát triển dược liệu đa dạng và phong phú, chủ lực là sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đang hướng đến hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu có quy mô khu vực nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng đưa ra thị trường.

09/01/2024 22:19
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam- Ảnh 1.

Cây sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rất cao được tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển trong thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Quảng Nam là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về phát triển dược liệu, đa dạng và phong phú về chủng loại cây thuốc với trữ lượng tương đối ổn định, phân bố tập trung ở các huyện miền núi. 

Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, năm 2002, trên địa bàn tỉnh hiện ghi nhận có 832 loài, 593 chi, 190 họ thực vật làm thuốc, trong đó có 36 loài cây thuốc hiện nằm trong "Sách đỏ Việt Nam". Mới đây còn phát hiện thêm 4 loài cây thuốc chưa có tên trong danh mục cây thuốc Việt Nam, đó là dù dẻ đỏ, khế đất, gờ rồng và ba chạc lá đỏ.

Nhiều cây thuốc quý có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, chủ yếu mọc tự nhiên và phân bố khá đồng đều, rộng khắp ở các huyện miền núi của tỉnh như: Mật nhân, Ka'cun (huyện Đông Giang); sâm Ngọc Linh, quế (Nam Trà My); thất diệp nhất chi hoa, đinh lăng, gừng, tà vạt (Nam Giang)…

Nếu như Bắc Trà My được biết đến như địa danh của "hương rừng đất Quảng" với diện tích cây quế Trà My vào loại bậc nhất tỉnh, thì Tây Giang - xứ sở của cây ba kích, đẳng sâm được đánh giá đảm bảo cả chất lượng và số lượng với hàng trăm ha đang được khoanh vùng và nhân rộng phát triển theo dạng bán tự nhiên tại các nương rẫy. Đến nay, tổng diện tích cây dược liệu được thống kê vào khoảng 2.471 ha, trong đó chủ yếu là ở các huyện miền núi của tỉnh.

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam- Ảnh 3.

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp thu mua và chế biến sâm Ngọc Linh trên địa bàn Quảng Nam còn ít và quy mô nhỏ - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Quảng Nam đang có sự hội tụ của đầy đủ các yếu tố trở thành một trong những trung tâm công nghiệp dược liệu của miền Trung, kết nối với hai trung tâm công nghiệp dược liệu miền Bắc và miền Nam để tạo ra thế kiềng ba chân trong việc phát triển công nghiệp dược của cả nước.

Cụ thể, Quảng Nam có địa hình khá đa dạng, núi cao, hướng dốc từ tây sang đông và từ bắc xuống nam đã tạo ra tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt về thành phần, chủng loại cây dược liệu. Bên cạnh đó, rừng và đất lâm nghiệp chiếm hơn 70% đất tự nhiên, là nơi dự trữ nguồn dược liệu phong phú, nơi có môi trường thuận lợi cho nhiều loài dược liệu phát triển.

Đặc biệt hiện giá trị kinh tế của các cây dược liệu đem lại rất cao so với trồng các cây lương thực khác. Trên thực tế, giá trị kinh tế đem lại từ việc trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa).

Thí dụ, trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20-40 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước.

Về hạ tầng giao thông, Quảng Nam đã tập trung nguồn lực để đầu tư hệ thống giao thông đường bộ theo trục Bắc–Nam, Đông-Tây cùng hệ thống sân bay và cảng biển đang dần hoàn thiện sẽ là đòn bẩy đưa kinh tế-xã hội của Quảng Nam tiếp tục bứt phá.

"Với tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp dược liệu, ngày 27/3/2022 trong buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý chủ trương giao Bộ Y tế và tỉnh Quảng Nam nghiên cứu đề án phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam", ông Hồ Quang Bửu cho biết.

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam- Ảnh 4.

Quảng Nam là tỉnh có nhiều thuận lợi về mặt tự nhiên cho việc phát triển nông lâm nghiệp - dược liệu - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, việc hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm thúc đẩy phát triển các loại cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, ngay sau khi có chủ trương, tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Bộ Y tế để xây dựng đề án để trình Chính phủ xem xét phê duyệt trong thời gian tới.

Qua đề án, tỉnh Quảng Nam sẽ có điều kiện ưu tiên nguồn lực đủ mạnh tập trung đầu tư đẩy phát triển tiềm năng vùng nguyên liệu và thu hút các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tâm điểm của cả nước trong chế biến dược liệu, bảo đảm sản xuất và cung ứng thuốc và các sản phẩm từ dược liệu có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Trong đó phát triển sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu có thế mạnh thành sản phẩm hàng hóa có chất lượng, giá trị kinh tế cao, phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nhật Anh