• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Hồ chứa không đảm bảo, không cho tích nước”

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

23/11/2010 16:47

Bên hành lang Quốc hội chiều qua, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trao đổi với báo giới xung quanh các vấn đề về xả lũ thủy điện cũng như việc thực hiện quy trình xả lũ.

- Thưa Phó thủ tướng, có ý kiến cử tri và đại biểu nói thủy điện xả lũ không báo trước làm lũ nặng thêm, chẳng hạn như Thủy điện Sông Ba Hạ?

- Vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương đã trả lời trước Quốc hội là nhà máy chỉ không thông báo UBND tỉnh, còn đã thông báo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương và của tỉnh. Đây là thủ tục hành chính, không phải làm sai.

- Các địa phương đang rà soát lại các thủy điện, cái nào không hiệu quả thì loại bỏ, đúng không, thưa ông?

- Không hiệu quả có mấy ý: Thứ nhất không đáp ứng được mục tiêu chống lũ, cấp nước nhưng lại đáp ứng mục tiêu kinh tế, còn đáp ứng mục tiêu chống lũ mà lại không đáp ứng mục tiêu kinh tế thì đây chính là bài toán thỏa hiệp, để tìm ra lời giải tối ưu. Nếu chạy theo cực nào thì cũng khó. Nếu chỉ làm điện thì địa phương sẽ không muốn, còn chống lũ hết thì nhà đầu tư về và “mời bác làm”!

Miền Trung có đặc thù khác miền Bắc là độ dốc cao, không có hồ lớn cho nên khả năng dung tích chống lũ, cấp nước không lớn so với miền Bắc. Tuy vậy, qua kiểm tra mới đây, các nhà máy thủy điện điều hành rất tốt mà địa phương có kinh nghiệm hơn. Như Huế vừa qua là một ví dụ.

Việc quan tâm đến các hồ chứa là cả vấn đề chung. Trước mùa lũ phải đi kiểm tra, đánh giá các hồ có bảo đảm chất lượng để cho phép tích nước. Hồ nào không đảm bảo chất lượng thì không cho tích nước và nước về bao nhiêu xả bấy nhiêu. Bao giờ hồ tốt thì cho tích. Nếu không đảm bảo, cho tích mà vỡ ra là chết. Quan tâm đến hồ thủy điện hay thủy lợi là quan tâm đến chỗ có thực hiện theo đúng quy trình hay không. Quy trình là trên cơ sở thiết kế để tính toán các lưu lượng hàng năm và người ta đưa ra một quy trình hợp lý để vừa đảm bảo chống lũ, cấp nước và sản xuất điện. Người vận hành là chỉ được khuyến khích làm đúng quy trình, không khuyến khích sáng tạo bất cứ cái gì. Ví dụ quy định trên mức nước dâng bình thường là phải xả, anh vận hành bảo thương dân giữ lại nước là vi phạm quy trình và khi vỡ hồ thì dân còn chết nữa.

- Thế nhưng lo lắng ở đây là có sự buông lỏng quản lý, như ở Thủy điện Hố Hô vừa qua bị kẹt cứng cửa xả, không có người trực và hậu quả là rất lớn?

- Thì đúng thế, Hố Hô có đặc điểm là đang xây dựng, chưa đưa vào vận hành và thiết bị, người vận hành chưa chuẩn. Nhưng cần rút kinh nghiệm và xử lý trách nhiệm ở đây.

- Quy trình được đặt ra nhưng mưa lũ vẫn tiếp tục, không xả lũ nguy cơ vỡ đập, còn xả lũ thì ngập úng thêm?

Thì anh chọn đi. Nếu anh là người dưới hạ du thì chọn ngập thêm hay vỡ hồ? Và phải chấp nhận vì không tồi hơn, điểm quan trọng là thông báo trước cho tất cả các xã dọc sông để kịp sơ tán. Như Hố Hô, việc thông báo dân là số 1.

Hương Trà