• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hỗ trợ 4.500 tỷ đồng nâng cao trình độ, duy trì việc làm cho người lao động

(Chinhphu.vn) - Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ 4.500 tỷ đồng để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, duy trì việc làm cho người lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án đào tạo.

03/08/2021 17:26

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đã quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, duy trì việc làm cho NLĐ.

Theo đó, chính sách hỗ trợ liên quan đến 3 đối tượng gồm: NSDLĐ theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm có đủ các điều kiện: Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020; có phương án, hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng phương án và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

NLĐ đang làm việc cho NSDLĐ cần được bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1,5 triệu đồng/NLĐ/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng. Tổng kinh phí dự kiến là 4.500 tỷ đồng.

Thời gian triển khai từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 31/12/2022; thời gian nộp hồ sơ từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

Để triển khai chính sách trên, Bộ LĐTB&XH đã thành lập BCĐ, tổ công tác giúp việc, tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai đến các tỉnh, thành phố; giao Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trực tiếp phụ trách, chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

Để triển khai kịp thời, có hiệu quả chính sách trên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp coi đây là cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác với đơn vị sử dụng lao động trong việc phối hợp đào tạo, nâng cao tay nghề cho NLĐ và năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên của nhà trường.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với NSDLĐ xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu các đơn vị phân công cụ thể đầu mối, xây dựng kế hoạch chi tiết phối hợp với NSDLĐ. Trước mắt, tích cực chủ động liên hệ, phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động đã có hợp tác trong đào tạo, tuyển dụng nhân lực xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho NLĐ và tổ chức đào tạo sau khi có quyết định hỗ trợ. Trên cơ sở đó tiếp tục nhân rộng, phối hợp với các đơn vị khác trên địa bàn để tổ chức.

Đối với các địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất... cần chủ động phối hợp với ban quản lý các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất để nắm bắt nhu cầu, liên hệ với các doanh nghiệp để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tổ chức thực hiện theo phương châm: Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, tập trung phòng chống dịch, thì liên hệ với NSDLĐ để nắm bắt nhu cầu, xây dựng phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng triển khai đào tạo khi dịch bệnh được kiểm soát.

Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh, hoặc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thì tập trung đẩy mạnh việc phối hợp với NSDLĐ để xây dựng phương án, triển khai thực hiện ngay.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng lưu ý các đơn vị tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ gắn với đúng phương án đã được phê duyệt; gắn việc đào tạo với cấp bằng, chứng chỉ cho NLĐ.

Thu Cúc