• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hỗ trợ DN đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25

(Chinhphu.vn) - Bộ NN&PTNT đã liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp trước mắt đăng ký bảo hộ thương hiệu ở trong nước.

23/04/2021 14:48
Anh hùng lao động Hồ Quang Cua - "cha đẻ" sản phẩm gạo ngon nhất thế giới

Trong trao đổi mới đây với báo chí, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo quy định, vấn đề bảo hộ thương hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý là lĩnh vực do Bộ KH&CN, mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ, quản lý. Cục Sở hữu trí tuệ có chức năng cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các hiệp hội ngành hàng, địa phương, các tổ chức, cá nhân khi họ có đơn xin được cấp và hồ sơ xin cấp đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện. Khi có vấn đề liên quan đến tranh chấp thương hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ cũng là đơn vị xác minh thông tin qua hợp tác quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp.

“Ngay sau khi nhận được thông tin gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký thương hiệu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chủ động phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp đang sở hữu sản phẩm gạo ST25 có ý kiến với Bộ KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ cho sản phẩm gạo ST25 ngay tại thị trường trong nước. Cục Sở hữu trí tuệ cũng đang vào cuộc rất tích cực để hỗ trợ doanh nghiệp sớm được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Toản cho biết.

Ông Toản nhìn nhận: “Mọi sản phẩm có danh tiếng về chất lượng khi lưu thông thương mại quốc tế đều có nguy cơ bị tranh chấp bảo hộ… Chúng tôi cũng nhiều lần khuyến cáo doanh nghiệp cần sớm thực hiện chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, bảo hộ thương hiệu trong quá trình lưu thông. Ở đây, gạo ST25 là nhãn hiệu sản phẩm của một doanh nghiệp, một sản phẩm có uy tín, được thị trường ưa chuộng hoàn toàn có thể xảy ra tranh chấp nhãn hiệu nếu doanh nghiệp không có biện pháp đăng ký bảo hộ thương hiệu kịp thời”.

Một vấn nữa đặt ra trong câu chuyện gạo ST25 là dù đã được công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới nhưng hiện vẫn chưa phải là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Theo ông Nguyễn Quốc Toản, muốn sản phẩm được công nhận thương hiệu quốc gia thì doanh nghiệp phải chủ động đăng ký tham gia chương trình thương hiệu quốc gia thông qua quá trình xét duyệt nghiêm ngặt, đáp ứng nhiều yếu tố.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thống kê của đơn vị này cho thấy các sản phẩm của Việt Nam ngày càng được biết đến trên thị trường thế giới, nhiều thương hiệu đã lọt đến Top 100. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần có ý thức cao hơn về vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Đỗ Hương