• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững

(Chinhphu.vn) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2021-2025”.

03/12/2020 15:36

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2025 là: Hỗ trợ được hơn 15.000 doanh nghiệp phát triển, ứng dụng, chuyển đổi sang sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hướng tới phát triển bền vững, bao trùm, thân thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (gọi tắt là DN kinh doanh bền vững).

Đồng thời, kêu gọi, bổ sung nguồn lực, triển khai các hỗ trợ trực tiếp, xây dựng các hỗ trợ điển hình để lan tỏa thông điệp hỗ trợ của Chính phủ, khuyến khích các DN phát triển bền vững.

Chương trình triển khai trong giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp khu vực tư nhân trên phạm vi toàn quốc, cụ thể như sau:

Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, bao gồm: 1. Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; 2. Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, dự án áp dụng mô hình kinh doanh bao trùm; 3. Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, dự án phát triển, ứng dụng công nghệ, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chương trình có 4 nhóm hoạt động như sau: (i) truyền thông, nâng cao nhận thức; (ii) xây dựng dữ liệu, chia sẻ thông tin; (iii) các hoạt động hỗ trợ; (iv) hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá.

Các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững bao gồm: Hỗ trợ đào tạo, tư vấn hoàn thiện chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; Hỗ trợ xúc tiến thị trường, xúc tiến thương mại các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững; Hỗ trợ triển khai thí điểm các sản phẩm, dịch vụ mới về kinh doanh bền vững; Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thông tin về các chương trình, công cụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững.

Hàng năm, Chương trình xây dựng kế hoạch hoạt động, kêu gọi các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững gửi đề xuất triển khai, kèm thuyết minh và dự toán chi tiết.

Các doanh nghiệp khu vực tư nhân muốn nhận hỗ trợ từ Chương trình phải được đánh giá, công nhận từ các giải pháp, công cụ đo lường, đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững theo Chương trình này.

Kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia Chương trình; các nguồn tài chính hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương