• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020.

12/06/2017 11:04

Ảnh minh họa

Đối tượng áp dụng gồm: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) và hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức đất bình quân chung do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định, có khó khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hộ dân tộc thiểu số còn du canh, du cư trong danh sách bố trí sắp xếp định canh, định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Dự thảo nêu rõ, về hỗ trợ đất ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí ngân sách, tạo quỹ đất để giao đất cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách làm nhà ở theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg. Mức giao đất ở cho hộ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế của địa phương.

Về hỗ trợ đất sản xuất, hộ chưa có đất sản xuất nếu có nhu cầu thì được chính quyền địa phương trực tiếp giao đất hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền tối đa 15 triệu đồng/hộ từ ngân sách nhà nước và được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất sản xuất.

Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho mỗi hộ chưa có đất sản xuất là 15 triệu đồng/hộ; đồng thời, được vay vốn tín dụng không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ, thời gian vay tối đa là 10 năm, lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ. Đối với hộ thiếu đất sản xuất, số tiền được hỗ trợ tương ứng với diện tích đất còn thiếu so với mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất thì hộ chưa có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi nghề từ ngân sách nhà nước bằng tiền tối đa 05 triệu đồng/hộ và vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội để làm dịch vụ hoặc làm nghề khác tăng thu nhập.

Các đối tượng nêu trên chỉ được thụ hưởng một trong hai chính sách hỗ trợ đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Dự thảo cũng đề xuất về chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt. Theo đó, hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn thiếu nước sinh hoạt phân tán được hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Lan Phương