Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế hòa đất thiêng từ Trường Sa vào đàn Xã Tắc. Ảnh: baothuathienhue.vn |
Trước đó, trong chuyến công tác vào tháng 5/2017, Báo Tuổi trẻ và Quân chủng Hải Quân mang đất thiêng từ khắp mọi miền của Tổ quốc ra đảo Trường Sa và cũng mang những khuôn đất từ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa về với đất liền, trong đó có một phần được hòa vào đàn Xã Tắc hôm nay.
Đây là hoạt động ý nghĩa, khẳng định chủ quyền non sông liền một dải từ đất liền ra biển đảo, khẳng định khát vọng về một vùng biển hòa bình, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ, đồng bào đang ngày đêm bám biển và khẳng định chủ quyền biển đảo.
Đàn Xã Tắc ở Huế được xây dựng từ cuối mùa Xuân năm 1806, sau khi vua Gia Long quy hoạch lại toàn bộ Kinh thành trên đất của 8 làng ở bờ bắc sông Hương. Đàn nằm ở phía tây Hoàng Thành, đúng theo nguyên tắc "tả Tổ, hữu Xã" (bên trái thờ Tổ, bên phải thờ Xã Tắc) của thành trì phương Đông truyền thống.
Đàn Xã Tắc là một trong những di tích cung đình đặc biệt quan trọng của cố đô Huế. Lễ tế Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu, xếp vào hàng Đại tự, chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao và tế Miếu tổ tiên. Hầu hết các vị vua triều Nguyễn đều đã từng chủ trì lễ tế quan trọng này.
Do ý nghĩa và tính chất đặc biệt quan trọng của công trình, khi xây dựng đàn Xã Tắc, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo chỉ dụ của triều đình đều phải góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của cả nước, trở thành biểu tượng thiêng liêng của quốc gia, ý nghĩa của đàn Xã Tắc vì thế càng thêm thiêng liêng.
PV