• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông tại quê nhà

(Chinhphu.vn) - Sau 46 năm được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ngày 25/1 tới đây (tức 11 tháng Chạp năm Kỷ Sửu), thi hài vua Lê Dụ Tông sẽ được đưa về hoàn táng trên mảnh đất cố hương, thôn Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

21/01/2010 19:21

Khăn phủ mặt thêu rồng trên thi hài vua Lê Dụ Tông

Chiều 21/1, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức họp báo thông báo kế hoạch tổ chức lễ hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông.

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng, nghi lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông sẽ vận dụng nghi thức truyền thống kết hợp với nghi thức hiện hành, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm.

Bộ sẽ chủ trì việc tổ chức khâm liệm thi hài Đức vua tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Quan tài của Đức vua sẽ được làm theo đúng mẫu được lưu giữ tại bảo tàng, giữ nguyên chất liệu gỗ Ngọc Am và các hoa văn trang trí.

Các đồ tuỳ táng theo Lê Dụ Tông đã bị phân rã khá nhiều theo thời gian nên sẽ được lưu giữ như những cổ vật tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Quần áo của Đức vua sẽ được may lại, đảm bảo chất liệu tốt nhất, giữ nguyên màu sắc và họa tiết trang trí.

Hiện, các Ban, ngành liên quan và Hội đồng họ Lê đã chuẩn bị chu đáo để lễ hoàn táng diễn ra uy nghiêm, trang trọng. Con đường dài 600m dẫn từ quốc lộ vào địa điểm hoàn táng đã được hoàn thành. Lăng mộ của Đức vua sẽ nằm trong khuôn viên rộng khoảng 5.000m2.

Vua Lê Dụ Tông (1680 - 1731), húy là Duy Đường, miếu hiệu là Dụ Tông Hòa Hoàng đế, là vị vua thứ 22 của triều Lê. Ông là con trưởng của Hi Tông Hoàng đế và được vua cha truyền ngôi từ năm Ất Dậu - 1705. Trong 24 năm trị vì, Lê Dụ Tông đã hai lần đổi niên hiệu là Vĩnh Thịnh (1705-1719) và Bảo Thái (1720-1729). Năm 1729, ông nhường ngôi cho con là Lê Duy Phường (Hôn Đức Công) và được tôn là Thái Thượng hoàng. Năm 1731, sau 2 năm rời ngôi, nhà vua đã băng hà ở tuổi 52.

Tháng 2/1958, một nông dân ở thôn Bái Trạch (Trang Bàn Thạch xưa), trong lúc đào vườn đã phát hiện một chiếc quách. Phá vỡ ra một mảng thì thấy bên trong có quan tài sơn son, thếp vàng. Từ những cứ liệu sử học, cùng với việc xác định các đồ tùy táng, thi hài, các nhà sử học đã khẳng định thi hài trong quan tài là  vua Lê Dụ Tông. Thi hài sau đó đã được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam từ năm 1964 cho đến nay.

Năm 2006, Hội đồng họ Lê Việt Nam đã có văn bản đề nghị  Bộ Văn hóa – Thông tin xin đưa thi hài vua Lê Dụ Tông về an táng tại quê nhà. Sau khi được sự nhất trí của các cơ quan chức năng có liên quan và được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ đã giải quyết việc đưa thi hài Đức vua về hoàn táng tại Thanh Hoá.

Thu Cúc