• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện cơ chế tự chủ ở đơn vị sự nghiệp công lập

(Chinhphu.vn) - Ngày 2/11, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo "Đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị dịch vụ sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

02/11/2022 19:33
Hoàn thiện cơ chế tự chủ ở đơn vị sự nghiệp công lập - Ảnh 1.

Hội thảo "Đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị dịch vụ sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" - Ảnh: VGP/HT

Ông Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được Hội nghị Trung ương 6 khóa XII ban hành là một nghị quyết chuyên đề về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, toàn bộ hệ thống chính trị đã quan tâm chỉ đạo và thực hiện.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII có nhiều nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật đã được xác định.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, đổi mới tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập đã đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương được tổ chức đa dạng, với nhiều nhiệm vụ và loại hình khác nhau.

Sự tham gia đông đảo đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập đã có đóng góp to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội, hướng tới mục tiêu ổn định và công bằng xã hội…

Hoàn thiện cơ chế tự chủ ở đơn vị sự nghiệp công lập - Ảnh 2.

Ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - Ảnh: VGP/HT

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy, mặc dù đã có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn, nhưng quá trình triển khai thực hiện chủ trương này vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế.

Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập chưa gắn liền với đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ về tài chính, nguồn thu từ dịch vụ sự nghiệp ít và tăng trưởng chậm, vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Quá trình đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm so với lĩnh vực kinh tế và yêu cầu thực tiễn. Công tác phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước vẫn chủ yếu theo yếu tố đầu vào và theo biên chế, chưa gắn với đầu ra về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Kết luận hội thảo ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, các ý kiến cho thấy trong những năm qua, hệ thống cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được hình thành và trải rộng khắp các địa bàn trên cả nước. Việc tinh gọn bộ máy của các đơn vị sự nghiệp công theo thảo luận của các nhà khoa học và báo cáo của bộ, ngành, địa phương thì số lượng tổ chức cơ bản giảm, lượng công chức, viên chức giảm khá.

Tuy nhiên việc thực hiện tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập như nhiều ý kiến thảo luận tại hội thảo còn nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế cần tháo gỡ. Thực tiễn ở một số nơi thậm chí còn dẫn đến sai phạm. Gánh nặng ngân sách cho khối đơn vị sự nghiệp công ngày càng tăng lên. Mục tiêu xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công, nâng cao chất lượng dịch vụ công ở các đơn vị sự nghiệp công chưa đáp ứng được yêu cầu.

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt chính sách về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập:

Thứ nhất, công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ hệ thống sự nghiệp công lập đã được các cấp, các ngành quán triệt một cách đầy đủ.

Thứ hai, xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết. 

Thứ ba, việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phương thức hoạt động trong hệ thống các đơn vị sự nghiệp công trong cả nước đã từng bước được đổi mới và có những tiến bộ nhất định.

Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về thực hiện nhiệm vụ này. 

Thứ năm, thường xuyên, định kỳ sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong thực hiện Nghị quyết.

Đại diện Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, những ý kiến và đề xuất tại hội thảo sẽ được biên soạn, tổng hợp thành tài liệu chuyên đề gửi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế của Tổng cục Thống kê năm 2021, đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập năm 2020, ngành giáo dục và đào tạo có đóng góp giá trị tăng thêm lớn nhất trong tổng giá trị tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp công lập, đạt 254.519 tỷ đồng, chiếm 53,5% trong tổng giá trị tăng thêm của hoạt động sự nghiệp công lập.

Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có giá trị tăng thêm đạt 154.514 tỷ đồng, chiếm 32,5% và xếp thứ 2 trong đóng góp về giá trị tăng thêm.

Còn theo thống kê của Bộ Nội vụ, hết năm 2021, lần đầu tiên biên chế công chức giảm 10,01%; biên chế sự nghiệp giảm 11,67%.

Theo Bộ Tài chính, qua sắp xếp bộ máy và tinh giản biên chế giai đoạn 2017 - 2021 đã giảm chi ngân sách nhà nước được 25.000 tỷ đồng.

Cả hệ thống chính trị đến hết năm 2021 đã giảm 262.000 biên chế, tương đương hơn 20% so với năm 2015, lần đầu tiên bộ máy không bị phình ra sau khi thực hiện tinh giản.

Anh Minh