• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền tiên tiến, hiện đại

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

04/08/2022 15:42
Lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền - Ảnh 1.

Hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền có vai trò quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Bộ Quốc phòng cho biết, nước ta có đường biên giới trên đất liền dài khoảng 5.044,806 km, tiếp giáp với 03 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền có vai trò quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là cầu nối tăng cường hợp tác, củng cố tình hữu nghị với các nước láng giềng và là cửa ngõ giao thương, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thống kê theo báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, hiện nay trên biên giới đất liền có tổng số 117 cửa khẩu, bao gồm: 27 cửa khẩu quốc tế, 23 cửa khẩu chính (song phương), 67 cửa khẩu phụ và 77 lối mở biên giới. 

Ngày 21/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; đây là văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ bản, toàn diện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới đất liền, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, cần thiết để Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành chức năng và các địa phương có cửa khẩu biên giới đất liền tổ chức triển khai thực hiện.

Qua thời gian thực hiện từ năm 2015 đến nay, Nghị định số 112/2014/NĐ-CP đã góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới đất liền: Nhận thức, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng đối với quản lý cửa khẩu biên giới được nâng cao, chấm dứt tình trạng mở cửa khẩu phụ, lối mở biên giới không đúng quy định; trang bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cửa khẩu từng bước được quan tâm, đầu tư, các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính nhìn chung đã được quy hoạch, xây dựng cơ bản; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu được quy định rõ ràng, cụ thể, hạn chế chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ; quy trình, thủ tục kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu được thực hiện thống nhất theo hướng hiện đại hóa, đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo chặt chẽ về yêu cầu nghiệp vụ đồng thời tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập qua cửa khẩu; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực cửa khẩu được đảm bảo, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực cửa khẩu ngày càng cao...

Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới đất liền tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Nghị định. Kết quả cho thấy, bên cạnh những đóng góp tích cực nêu trên, một số quy định của Nghị định cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với văn bản pháp luật mới ban hành, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình thực tiễn.

Sửa khái niệm cửa khẩu biên giới đất liền

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP, Bộ Quốc phòng đề xuất sửa khái niệm cửa khẩu biên giới đất liền tại khoản 2 Điều 3 theo hướng: Bổ sung quy định phân chia cửa khẩu theo tính chất hoạt động (cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa) để tránh nhầm lẫn với cách phân chia về loại hình cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ). Đồng thời, bổ sung quy định: "Một cửa khẩu biên giới có thể bao gồm một hoặc nhiều loại tính chất hoạt động" để phù hợp với thực tiễn cửa khẩu biên giới hiện nay (như các cửa khẩu Sông Tiền/An Giang, Thường Phước/Đồng Tháp đều có 02 loại tính chất hoạt động: Đường bộ và đường sông).

Sửa đổi Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP theo hướng: Phân rõ 02 loại hình: Cửa khẩu và lối mở biên giới; bổ sung quy định loại hình "Lối thông quan/đường chuyên dụng vận tải hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính/cửa khẩu song phương được mở để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm" để phù hợp với thực tiễn hệ thống cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc hiện nay. Đồng thời, bổ sung quy định về áp dụng loại hình cửa khẩu, đối tượng xuất, nhập qua từng loại hình cửa khẩu, lối mở biên giới, Lối thông quan/đường chuyên dụng vận tải hàng hóa trên từng tuyến biên giới thực hiện theo quy định của điều ước, thỏa thuận giữa Việt Nam với nước láng giềng có liên quan, nhằm đảm bảo tính tương thích với điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu trên từng tuyến biên giới.

Quy định trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu

Bộ Quốc phòng cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu để phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng theo quy định tại các Điều 14, Điều 15 Luật Biên phòng Việt Nam; khoản 2, khoản 3 Điều 49 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; khoản 3, khoản 4 Điều 47 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Đồng thời, quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu trong xây dựng quy chế phối hợp hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu, thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu theo quy định của Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và thiết lập cơ chế hợp tác với cơ quan quản lý cửa khẩu hữu quan phía đối diện.

Bổ sung nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP như sau:

Bổ sung nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu phải phù hợp với thỏa thuận song phương về phát triển cửa khẩu giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới; đảm bảo tiêu chí về nhân lực, lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập phù hợp với điều kiện thực tế trên từng tuyến biên giới.

Bổ sung quy định trong trường hợp đặc biệt, trên cơ sở thống nhất với nước láng giềng, Chính phủ sẽ quyết định mở, nâng cấp các cặp cửa khẩu không nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội hoặc phục vụ yêu cầu cấp thiết khác.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuyết Hạ