• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện pháp luật giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống

(Chinhphu.vn) – Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp (GĐTP) và Đề án về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP.

17/05/2024 18:26
Hoàn thiện pháp luật giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi: Kết quả của hoạt động GĐTP đã góp phần giúp các cơ quan tố tụng giải quyết đúng đắn các vụ án, vụ việc, phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm - Ảnh: VGP/LS

Phục vụ hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nhấn mạnh: Qua 12 năm thi hành Luật Giám định tư pháp và 05 năm triển khai thực hiện Đề án đã góp phần tạo bước tiến quan trọng cho sự phát triển của công tác GĐTP cả về tổ chức hệ thống, đội ngũ lực lượng người GĐTP và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giám định; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo chuyên ngành và sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với công tác GĐTP.

Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan tố tụng và cấp ủy, chính quyền địa phương trong GĐTP ngày càng được quan tâm, chú trọng; chất lượng trong hoạt động trưng cầu và thực hiện giám định được nâng cao. Kết quả của hoạt động GĐTP trong thời gian qua đã góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng đắn các vụ án, phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo Thứ trưởng Mai Lương Khôi, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quá trình triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án còn một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc nhất định trong thực tiễn hoạt động trưng cầu, tiếp nhận và thực hiện GĐTP; xây dựng, phát triển lực lượng làm công tác giám định; trong công tác quản lý nhà nước về GĐTP…

Một số quy định chưa theo kịp thực tiễn

Nguyên nhân chủ yếu là hoạt động GĐTP gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn, thuộc lĩnh vực quản lý của nhiều Bộ, ngành khác nhau; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan có lúc, có nơi còn lúng túng, thiếu chặt chẽ, đồng bộ; một số quy định của Luật, nội dung của Đề án chưa phù hợp, chưa theo kịp thực tiễn hoặc thiếu thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan.

Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với công tác GĐTP; việc tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án kể từ khi được ban hành đến nay là rất cần thiết, là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật trong thời gian tới.

Qua đó, Thứ trưởng đề nghị đại biểu tập trung phân tích, làm rõ những hạn chế, bất cập, vướng mắc lớn và nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan; xác định những yêu cầu lớn đang đặt ra đối với công tác GĐTP trong thời gian tới.

Đồng thời, đề xuất các giải pháp cụ thể và khả thi nhằm khắc phục hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng công tác GĐTP, nhất là những giải pháp có tính đột phá trong hoàn thiện thể chế và phương thức, cách thức tổ chức thực hiện, trong đó, tập trung một số nội dung như: cơ chế chính sách đảm bảo nguồn lực, củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ GĐTP và hệ thống tổ chức GĐTP; các lĩnh vực có nhu cầu và phạm vi xã hội hóa GĐTP.

Có giải pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GĐTP; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với công tác GĐTP.

Hoàn thiện pháp luật giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống- Ảnh 2.

Công tác GĐTP ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, trước hết là trong điều tra, truy tố, xử lý tội phạm - Ảnh: VGP/LS

Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan

Theo Bộ Tư pháp, hoạt động GĐTP ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cơ quan, tổ chức, ban ngành ở Trung ương, địa phương và xã hội; từng bước nhận diện và triển khai, thực hiện rõ nét hơn các nhiệm vụ được giao về GĐTP, nhất là sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực có nhiều chỉ đạo về công tác GĐTP.

Hệ thống các quy định về GĐTP tiếp tục được hoàn thiện; các Bộ, ngành đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn; hệ thống tổ chức GĐTP, đội ngũ GĐTP tiếp tục được củng cố và phát triển.

Hoạt động GĐTP đã phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động tố tụng, chất lượng công tác giám định chuyển biến mạnh ở cả hai cấp, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật.

Công tác quản lý nhà nước về GĐTP có bước đổi mới quan trọng với việc "phân định" thẩm quyền, trách nhiệm, sự "cộng đồng trách nhiệm" giữa cơ quan đầu mối quản lý nhà nước với các Bộ, ngành quản lý lĩnh vực giám định, các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của hoạt động giám định góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Bộ Tư pháp với vai trò là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý về GĐTP đã tích cực, hoàn thành việc tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản về GĐTP; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và và Đề án của Thủ tướng Chính phủ về công tác này.

Về phương hướng, giải pháp trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cho rằng, để thực hiện các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cũng như đáp ứng tốt yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ nói riêng cũng như yêu cầu về cải cách hành chính, tư pháp trong thời gian tới, công tác GĐTP cần tiếp tục quan tâm và thực hiện các giải pháp đồng bộ như:

Tổng kết, đánh giá toàn diện Luật GĐTP, xác định rõ hạn chế, vướng mắc để kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật GĐTP; hoàn thiện các quy định có liên quan về GĐTP về chi phí giám định, bổ sung quy định có liên quan trong Bộ luật Tố tụng hình sự; tiếp tục bổ sung các quy định về quy trình giám định chuẩn và thời hạn giám định; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật GĐTP và các văn bản hướng dẫn; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GĐTP; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giám định và kinh phí hoạt động; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp lý và nghiệp vụ giám định; kiểm tra, thanh tra toàn diện công tác GĐTP; nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết quả giám định…

Nguồn chứng cứ quan trọng giải quyết các vụ án, vụ việc

Tham luận của Bộ Công an cho biết, mỗi năm lực lượng kỹ thuật hình sự của Công an nhân dân tiến hành giám định trên 100 nghìn vụ. Riêng giám định pháp y trên 15 nghìn vụ.

Theo Bộ Công an, thực tiễn chứng minh công tác GĐTP nói chung và GĐTP về kỹ thuật hình sự nói riêng ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, trước hết là trong điều tra, truy tố, xử lý tội phạm.

Các kết luận giám định là chứng cứ góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án, vụ việc được chính xác, theo quy định của pháp luật. Bởi kết luận giám định là nguồn chứng cứ, do vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều tra, truy tố, xét xử. Trong nhiều trường hợp, kết luận giám định là nguồn chứng cứ duy nhất để chứng minh tội phạm, xác định nguyên nhân vụ việc.

Thông qua công tác giám định, lực lượng kỹ thuật hình sự đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm, kip thời thông báo cho các đơn vị chức năng đề ra phương án đấu tranh phù hợp. Từ đó, nghiên cứu tìm ra các giải pháp nghiệp vụ, phục vụ hiệu quả công tác giám định và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Kiến nghị sửa đổi nhiều bất cập, vướng mắc trong GĐTP

Nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong việc giám định xác định thiệt hại trong giải quyết án hình sự; việc phân định trách nhiệm giữa cơ quan tố tụng giữa cơ quan tố tụng và cơ quan thực hiện giám định, giải pháp khắc phục, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, thực tiễn áp dụng các hướng dẫn để giải quyết các vụ án về tội tham nhũng, chức vụ có tính chất tương đồng, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư công còn gặp nhiều khó khăn như xác định thiệt hại hành vi liên quan đến giao đất, bán đất, cho thuê đất trái pháp luật; xác định thiệt hại đối với hành vi liên quan đến xây dựng nhà ở…

Bộ Y tế cho rằng, hệ thống văn bản chưa đồng bộ, chồng chéo hoặc mâu thuẫn như quy định về cơ cấu, tổ chức chưa phù hợp của Trung tâm Pháp y, chế độ bồi dưỡng ban hành đã 10 năm mà không sửa đổi, chưa có hướng dẫn cụ thể về chính sách đối với Quyết định 319 của Thủ tướng.

Bên cạnh đó, còn một số bất cập trong phối hợp giữa các cơ quan như miễn học phí cho 5 chuyên ngành đào tạo về pháp y, chưa có quy định về danh mục bệnh hiểm nghèo gây khó khăn khi trưng cầu giám định, hướng dẫn về thu phí giám định, bồi dưỡng cho giám định viên, tiêu chí xếp hạng tổ chức pháp y, trang thiết bị chuyên môn chưa đầy đủ theo quy định…

Đặc biệt, chưa có quy chế phối hợp giữa Trung tâm Pháp y cấp tỉnh với Phòng Kỹ thuật hình sự của Công an tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định pháp y tử thi

Đồng quan điểm, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ ra những bất cập, vướng mắc như sự phối hợp giữa cơ quan trưng cầu giám định và cơ quan thực hiện giám định như việc gửi hồ sơ, tài liệu, mẫu vật không kèm theo quyết định trưng cầu giám định; số lượng quyết định trưng cầu giám định ngày càng tăng, nội dung phức tạp trong khi biên chế giảm; cùng một nội dung vụ việc giám định xảy ra tại một ngân hàng nhưng cơ quan trưng cầu giám định lại tách ra thành nhiều quyết định trưng cầu giám định khác nhau, dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong bố trí nhân sự, rà soát hồ sơ, tài liệu giám định liên quan…

Lê Sơn