• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm

(Chinhphu.vn) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm, thay thế Nghị định 102/2017/NĐ-CP nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm hiện hành; nắm bắt, bao quát được những vấ

12/10/2021 19:20

Trung thực trong kê khai, cung cấp, trao đổi thông tin 
Theo Bộ Tư pháp, việc xây dựng Nghị định để tập trung tháo gỡ vướng mắc, bất cập phát sinh từ chính quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017, như chưa bao quát được hết hiệu quả, hiệu lực của việc đăng ký; từ chối đăng ký; thông tin về bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thông tin trên phiếu yêu cầu đăng ký; ngôn ngữ sử dụng, chữ ký, con dấu trong đăng ký; trả kết quả đăng ký; đăng ký thay đổi, xóa đăng ký; việc tách bạch giữa xóa đăng ký với hủy đăng ký do hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu; cơ chế chỉnh lý thông tin có sai sót; phương thức thanh toán phí đăng ký; nộp hồ sơ đăng ký trên môi trường điện tử; trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước ta trong thời gian qua cho thấy, trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, bên cạnh những kết quả đạt được thì một yêu cầu khách quan đặt ra cần được giải quyết là, thể chế về đăng ký biện pháp bảo đảm, hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm phải được đổi mới hơn, hoàn thiện hơn để thực sự là công cụ pháp lý, bảo chứng của sự an toàn, minh bạch về tài sản, giao dịch. Người dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn với chi phí thấp để phát triển sản xuất kinh doanh. Chủ thể tài trợ vốn an tâm hơn khi cung ứng vốn cho thị trường một cách an toàn, ổn định. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có được bằng chứng pháp lý chính xác, thuận tiện về biện pháp bảo đảm trong thực hiện quản lý nhà nước hoặc khi giải quyết các vụ việc theo quy định của pháp luật; góp phần cải thiện chỉ số hợp đồng về năng lực cạnh tranh ở Việt Nam.

Nguyên tắc đăng ký, cung cấp, trao đổi thông tin

Dự thảo Nghị định quy định thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản, đăng ký khác liên quan đến tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; trao đổi thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản; quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự thảo Nghị định được bố cục thành 6 chương, 74 điều. Trong đó, dự thảo nêu rõ nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin, trao đổi thông tin.

Theo đó, thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản, về thỏa thuận, cam kết đã được đăng ký được cung cấp theo yêu cầu, được trao đổi theo quy định của pháp luật; tài sản, thỏa thuận, cam kết sau khi được đăng ký phải được công khai thông tin về việc đã được cơ quan đăng ký thực hiện đăng ký theo quy định.

Thực hiện đúng thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, không làm phát sinh thủ tục khác với quy định của Nghị định này; không yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ nào hoặc kê khai thông tin nào mà Nghị định này không quy định phải có trong hồ sơ đăng ký.

Trung thực trong kê khai, cung cấp, trao đổi thông tin; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin được kê khai, được cung cấp, được trao đổi.

Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về tên hợp đồng bảo đảm, thỏa thuận về điều kiện đảm bảo cho nhau thực hiện việc đăng ký và nội dung thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo đảm.

Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai, động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung thì cơ quan đăng ký thực hiện đăng ký theo nguyên tắc ghi nhận nội dung đăng ký trên cơ sở thông tin được kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của thông tin về tài sản bảo đảm được kê khai trên phiếu yêu cầu đăng ký.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ hiệu lực của đăng ký. Thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất theo quy định, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được tính từ thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất.

Thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Đức