• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình nghị sự kỳ họp thứ 3, sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe các báo cáo về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

27/05/2022 09:26
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết dự luật được xây dựng nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là người chủ của đất nước.

Đồng thời, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; cụ thể hóa đầy đủ các chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở…

Dự thảo Luật gồm 7 chương với 74 điều với các quy định cụ thể về: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị; thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp; trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thẩm tra về dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng khẳng định Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với những lý do như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Dự Luật nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương "thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân" với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" và "thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở" được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng; tiếp tục cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Việc xây dựng và ban hành Luật này là một trong những nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra tại Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng: Hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị công phu, nghiêm túc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, để có cơ sở đầy đủ cho Quốc hội xem xét, thảo luận về dự án Luật, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để có báo cáo bổ sung hoặc chuẩn bị giải trình cụ thể, thuyết phục về một số nội dung.

Cụ thể: Tổng kết, đánh giá đầy đủ, cụ thể hơn việc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị của Đảng, các cơ quan của Quốc hội, của HĐND các cấp, MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Bổ sung các giải pháp về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các quy định cụ thể của dự thảo Luật; bổ sung các phân tích gắn với số liệu cụ thể khi đánh giá tác động chính sách để lý giải lý do lựa chọn giải pháp chính sách có tính thuyết phục cao hơn.

Để có cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề liên quan đến tên gọi, bố cục và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, trong đó đề nghị thể hiện rõ quan điểm về nội dung Chính phủ xin ý kiến. Cơ chế bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Việc thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở...

Hải Liên