• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoạt động nổi bật của Lãnh đạo Chính phủ trong tuần

(Chinhphu.vn) - Dự và chỉ đạo nhiệm vụ phát triển KT-XH thời gian tới trong phiên họp Chính phủ tháng 7; trực tiếp thị sát và chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ lớn; yêu cầu đánh giá, làm rõ nguyên nhân hạn chế trong lĩnh vực bảo đảm VSATTP và khẩn trương khắc phục trong thời gian sớm nhất… là hoạt động nổi bật của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng trong tuần qua.

02/08/2015 13:45

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2015 (ngày 31/7). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tinh thần chung là tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã được đề ra từ đầu năm. Theo đó, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực phải lựa chọn khâu trọng tâm, khâu đột phá để tập trung chỉ đạo và thực hiện với mục tiêu phấn đấu cao nhất đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra, trong đó có chỉ tiêu tổng hợp là chỉ tiêu tăng trưởng.

Thủ tướng bày tỏ đồng tình với các nhiệm vụ được Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất tại Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2015, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, trong đó có những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, như: Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tiếp tục điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá theo hướng linh hoạt; theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, điều chỉnh giảm lãi suất theo tín hiệu lạm phát và yêu cầu ổn định; thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa; thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát tốt nhập siêu; tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường; chú trọng thực hiện tốt các chính sách về việc làm, các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội…

Về xây dựng Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ nhất trí thông qua nội dung đã thảo luận để có 1 Nghị quyết về Chính phủ điện tử, đi liền với đó là có chương trình và Chỉ thị để giao nhiệm vụ cụ thể.

Thủ tướng nhấn mạnh khi đã có Chương trình và Chỉ thị rồi, chúng ta cố gắng chỉ đạo, triển khai thực hiện để thực sự tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này vì  đây là một cải cách có ý nghĩa quyết định.

Thủ tướng cũng lưu ý các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của Liên Hợp Quốc trong cung cấp các số liệu liên quan đến các chỉ số đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam, đảm bảo cho sự đánh giá là chính xác, khách quan.

*Chủ trì phiên họp thứ 59 của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai sâu rộng, hiệu quả hơn nữa các phong trào thi đua trong từng lĩnh vực cụ thể, nhất là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

*Từ ngày 26/7, mưa lớn tại Quảng Ninh và một số tỉnh ở miền Bắc đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Để chỉ đạo công việc ứng phó với mưa lũ lớn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp tới Quảng Ninh, Lạng Sơn thị sát và nêu yêu cầu cụ thể với chính quyền và các ngành liên quan.

Tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng nhấn mạnh toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh phải vào cuộc với nỗ lực và quyết tâm cao nhất, bằng tất cả phương tiện và nguồn lực nhanh chóng khắc phục thiệt hại về người và tài sản.

Các cấp các ngành cần đặc biệt quan tâm đến các gia đình đang phải ăn ở, sinh hoạt tạm bợ trong các trường học, trạm y tế, trụ sở UBND do nhà bị ngập lụt. Tỉnh Quảng Ninh cần có biện pháp để đối phó kịp thời với tình hình mưa lũ vẫn đang diễn biến phức tạp.

Đến Lạng Sơn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp chính quyền cần có biên pháp, phương án cụ thể trong việc di dời người dân ở vùng nguy hiểm đến nơi ở an toàn; kiểm tra vùng núi, các tuyến đường huyết mạch để hạn chế lũ quét, sạt lở núi, gây ách tắc giao thông. Đối với những tuyến đường bị hư hỏng do mưa lớn, tỉnh Lạng Sơn cần trích quỹ dự phòng để kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện cho việc lưu thông của người dân.

Phó Thủ tướng lưu ý dứt khoát các cấp, các ngành không được chủ quan bởi diễn biến của mưa lũ rất thất thường và khắc nghiệt. Địa phương cần chủ động kiểm tra các khu vực hồ đập trên tinh thần “4 tại chỗ” để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.

*Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam lần thứ II, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị nhiệm kỳ tới, Tập đoàn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận 41 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035, với trọng tâm là tìm kiếm thăm dò, khai thác vận chuyển, chế biến, phân phối dịch vụ xuất nhập khẩu, trong đó tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi cần được quan tâm chú trọng, tăng cường đầu tư phát triển không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.

Phó Thủ tướng nêu yêu cầu Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí cần tiếp tục đổi mới phương thức quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng Tập đoàn thành đơn vị vững mạnh toàn diện và có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tập đoàn cần quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần quan trọng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

*Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATVSTP, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo, đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo thẳng thắn đánh giá, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế thuộc trách nhiệm ngành mình, khẩn trương khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá cao kinh nghiệm của TP. Hà Nội và TPHCM trong việc phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, Phó Thủ tướng cho rằng đây là tư duy rất mới, cần đẩy mạnh và nhân rộng ra các địa phương khác, tiến tới mục tiêu thực phẩm từ các tỉnh bên ngoài vào Hà Nội, TPHCM giống như hàng xuất khẩu. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối qua siêu thị, chuỗi cửa hàng, các cửa hàng tiện lợi…

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế làm việc cụ thể với 2 thành phố để khẩn trương triển khai thí điểm mô hình thanh tra an toàn thực phẩm xã, phường cũng như cơ chế, quy định đặt máy kiểm nghiệm ATVSTP tại các chợ đầu mối mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm là triển khai các chương trình tuyên truyền về ATTP  (trên đài truyền hình, sóng phát thanh quốc gia, các đài địa phương, truyền hình cáp).

*Dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc phát huy vai trò tích cực của các tôn giáo có ý nghĩa thiết thực trong đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, khắc phục những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư.

Thùy Linh (tổng hợp)