• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoạt động phản biện xã hội các cấp chưa hiệu quả

(Chinhphu.vn) - Hoạt động phản biện xã hội ở các cấp, nhất là cấp địa phương còn hình thức, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, hầu hết còn dừng ở mức độ góp ý văn bản mà thiếu tính phản biện.

13/05/2022 14:53
Hoạt động phản biện xã hội các cấp ở địa phương còn mang tính hình thức - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: VGP/Minh Trang

Đó là vấn đề được nêu tại hội thảo "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội" sáng 13/5, tại Đà Nẵng.

Hội thảo do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức với sự tham gia của đại diện 15 tỉnh, thành phố miền Trung.

Có đổi mới nhưng tỉ lệ phản biện còn thấp

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực, những năm qua, công tác giám sát, phản biện xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội các cấp đã có nhiều đổi mới phương pháp, cách làm giám sát, phản biện xã hội. 

Giai đoạn 2014-2020, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã triển khai 13 chương trình giám sát với nhiều nội dung như: Cải cách hành chính, xây dựng Đảng, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí... Từ 2013-2021, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức hơn hơn 46.300 cuộc phản biện xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, như một số cấp ủy chưa quan tâm đến giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; một số nội dung trong cương lĩnh, nghị quyết của Đảng chậm được thể chế thành quy định pháp luật; cán bộ làm công tác giám sát, phản biện xã hội còn mỏng, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ; việc phản hồi của các cơ quan được giám sát còn ít, trả lời chung chung...

Việc tiếp thu, phản hồi các kiến nghị sau phản biện xã hội của các cơ quan, tổ chức có văn bản được phản biện xã hội thời gian qua còn rất thấp.  

Thực tiễn cũng cho thấy, hoạt động phản biện xã hội ở các cấp, nhất là các cấp ở địa phương còn mang tính hình thức, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả chưa cao, hầu hết còn dừng ở mức độ góp ý văn bản mà thiếu tính phản biện; một số nơi chưa thực hiện đầy đủ, đúng các quy trình, các bước trong hoạt động phản biện xã hội. 

Bên cạnh đó, một số địa phương chưa tổ chức hội nghị phản biện, cá biệt có tỉnh chưa tổ chức được hội nghị phản biện xã hội cả 3 cấp; có 3 tỉnh chưa tổ chức phản biện ở cấp huyện và cấp xã; có 13 tỉnh chưa tổ chức được phản biện xã hội ở cấp xã.

Hoạt động phản biện xã hội các cấp ở địa phương còn mang tính hình thức - Ảnh 2.

Cần có cơ chế chính sách phù hợp để động viên những cán bộ tâm huyết với công tác Mặt trận - Ảnh: VGP/Minh Trang

Có cơ chế chính sách cho những người tâm huyết với công tác Mặt trận

Chia sẻ tại hội thảo, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cho rằng hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam chỉ có thể phát huy hiệu quả tốt khi có sự phối hợp và thực hiện một cách đồng bộ với các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

"Vì vậy, sự phối hợp, kết hợp hoạt động giữa hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên với hoạt động thanh tra của các cơ quan Nhà nước, hoạt động kiểm tra của Đảng và hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp là hết sức cần thiết... Điều này  sẽ tạo được cơ chế giám sát đồng bộ, có hiệu quả trên thực tế, nhất là trong bối cảnh thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng", bà Yến nói.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa cho rằng các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền cần thực hiện nghiêm túc việc cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách, các kế hoạch, chương trình, công tác quy hoạch, các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đơn vị để MTTQ các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia phản biện, công khai cho nhân dân được biết, được bàn, được kiểm tra và thực hiện. Quan tâm hơn nữa hoạt động đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan nhà nước với nhân dân; đưa nội dung hoạt động đối thoại vào chương trình công tác hàng năm của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Thành đề xuất cần nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút những người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết làm công tác Mặt trận. Đồng thời, có quy định về việc điều động, bổ nhiệm những cán bộ giỏi về làm lãnh đạo Mặt trận có thời hạn, cũng như cam kết phát triển theo chiều hướng vị trí, chức vụ cao hơn nếu cán bộ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; khắc phục tình trạng khiêm tốn trong việc điều động ngang, đồng thời quan tâm các chế độ đãi ngộ phù hợp để khuyến khích cán bộ làm công tác mặt trận

Minh Trang