• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Học giả Indonesia đánh giá cao kết quả Hội nghị AMM Retreat

(Chinhphu.vn) - Giám đốc Chương trình nghiên cứu ASEAN thuộc Trung tâm Habibie của Indonesia, ông Ahmad Ibrahim Almutaqqi cho rằng Hội nghị hẹp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) được tổ chức tại Nha Trang vào ngày 16-17/1 vừa qua đã đạt được những kết quả “ấn tượng”, tạo cơ sở tốt cho năm ASEAN 2020.

21/01/2020 14:24

Hội nghị hẹp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) được tổ chức tại Nha Trang vào ngày 16-17/1 - Ảnh: VGP

Ông Almutaqqi đánh giá AMM Retreat có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là cuộc họp đầu tiên trong năm của ASEAN nhằm công bố những ưu tiên của nước Chủ tịch và quyết định phương hướng chung của khối. Theo TTXVN, ông cũng đánh giá cao các sáng kiến, ý tưởng được nêu trong Tuyên bố báo chí của Chủ tịch AMM Retreat bởi có nhiều vấn đề mà một số nhà quan sát trước đó cho rằng Việt Nam sẽ không đề cập đến, trong đó có nội dung liên quan đến hồ sơ người Rohingya ở Myanmar. 

Theo ông Almutaqqi, Biển Đông, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) cũng là những vấn đề rất cấp bách mà ASEAN sẽ phải đối mặt trong năm nay. 

Về vấn đề Biển Đông, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Habibie cho rằng việc Tuyên bố đề cập đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) “có ý nghĩa rất quan trọng”, nhất là đối với các nước như Indonesia vốn có những khác biệt với Trung Quốc trong vấn đề này. Ngoài ra, điều này cũng mang tính khích lệ, với hy vọng rằng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong tương lai sẽ mạnh hơn rất nhiều so với dự đoán.

Cuối cùng, nhà nghiên cứu Almutaqqi đánh giá cao ưu tiên của ASEAN 2020 trong việc triển khai AOIP, đồng thời cho rằng mong muốn của Việt Nam thúc đẩy ký kết RCEP theo đúng lịch trình là điều "đáng khích lệ", dù vẫn còn một số vấn đề cần phải xem xét, trong đó có những quan ngại của phía Ấn Độ./.