Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy, Ủy viên Hội đồng Lý luận Bộ Công an, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân chủ trì Hội thảo; đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, trường đại học và các nhà khoa học có uy tín tham dự Hội thảo.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 40 bài tham luận rất công phu, có chuyên gia, nhà khoa học. Nội dung các bài tham luận rất phong phú, đề cập nhiều vấn đề mới, đột phá cho Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Hệ thống tri thức lý luận về nhà nước và pháp luật là cơ sở lý luận cho khoa học pháp lý chuyên ngành và có mối liên hệ mật thiết với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học và toàn diện những vấn đề lý luận về nhà nước và pháp luật trong bối cảnh mới là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học pháp lý cần có những nghiên cứu khoa học nghiêm túc nhằm cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Với tinh thần kế thừa những thành tựu khoa học đã đạt được trên lĩnh vực lý luận về nhà nước và pháp luật, cần tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề lý luận mới về nhà nước và pháp luật trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy khẳng định đây là hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng ở góc độ khoa học và thực tiễn, là diễn đàn khoa học để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận những vấn đề lý luận mới về nhà nước và pháp luật trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời thiết thực kỷ niệm và hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam, tôn vinh người làm công tác pháp luật, đề cao vai trò của biện pháp pháp luật, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của lực lượng CAND theo tinh thần Chỉ thị số 08/CT-BCA ngày 15/8/2022 của Bộ Công an.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách thể chế, bộ máy nhà nước, phương thức tổ chức quyền lực và cải cách hệ thống pháp luật, tuy nhiên những cải cách đó chưa thật sự đồng bộ, chưa thống nhất trong nhận thức, có sự xung đột giữa các nguyên tắc, quan niệm mới và cũ. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, nghiêm túc, có hệ thống những vấn đề lý luận mới về nhà nước và pháp luật, từ đó có những luận giải thuyết phục, đề xuất những cách tiếp cận mới, phù hợp với điều kiện xây dựng và phát triển đất nước.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung, luận giải, phân tích một số vấn đề cơ bản như: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân quyền, phân cấp trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mối quan hệ giữa dân chủ, Nhà nước pháp quyền và pháp quyền trong giai đoạn hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chế định bầu cử trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đặc biệt, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay; mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ủy quyền lập pháp và khả năng áp dụng trong thực tiễn ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam; xây dựng pháp luật bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp; cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền…
LS