• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hỏi doanh nghiệp thì không nên “đánh đố”

(Chinhphu.vn) – Hiện có tình trạng cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có hỏi ý kiến doanh nghiệp song lại thiếu giải thích cụ thể để doanh nghiệp hiểu rõ về chính sách mà văn bản đề cập.

13/08/2014 17:18

 

Doanh nghiệp muốn được cơ quan soạn thảo giải thích cụ thể hơn về chính sách mới.-Ảnh: Công Việt

Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp mong muốn các cơ quan soạn thảo khi hỏi ý kiến doanh nghiệp nên cung cấp bản tóm tắt các vấn đề trọng tâm, đầy đủ tài liệu liên quan.

Bởi vì với một số lượng lớn văn bản được lấy ý kiến, đồng thời mỗi văn bản lại bao gồm rất nhiều nội dung, nhiều doanh nghiệp không thể xác định nội dung nào là quan trọng, có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp hay văn bản mới có gì thay đổi so với trước.

Kết quả khảo sát trên được công bố tại hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tư pháp, Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình, tổ chức sáng 13/8 tại Hà Nội.

Theo bà Nguyễn Kim Dung, đại diện Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam, các cơ quan soạn thảo nên đưa ra một thể thức thống nhất cho việc góp ý của doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp khi góp ý về các văn bản pháp luật đều viết theo cách của mình, “mỗi nơi một phách”. Đây chỉ là vấn đề kỹ thuật nhưng khiến cơ quan soạn thảo khó khăn trong việc thu thập, tổng hợp ý kiến và những ý kiến quan trọng có thể bị bỏ sót.

Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng tăng cường minh bạch và dân chủ trong quy trình làm luật sẽ hạn chế sự chi phối của những nhóm có lợi ích liên quan và “tiếng dân” sẽ “vọng” được vào chính sách.

“Một luật sửa nhiều luật” tiện hơn cho doanh nghiệp

Được biết, trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra vào cuối năm, 30 dự án luật sẽ được thảo luận và 17 luật dự kiến sẽ được thông qua. Đây là  một chương trình lập pháp đồ sộ cho một kỳ  họp chỉ kéo dài hơn 1 tháng. Ông Ngô Việt Hòa, Công ty Luật Russin & Vecchi cho rằng trong một số trường hợp nhất định nên thực hiện một số quy trình, kỹ thuật lập pháp như cơ chế “một luật sửa nhiều luật”.

Cơ chế  này đã có tiền lệ  khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai và và Luật Nhà ở.

Ông Hòa cho rằng dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần có những quy định để khuyến khích cơ chế này. Cơ chế này thuận tiện cho việc tham gia ý kiến của doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ và người dân, do việc sửa đổi chỉ tập trung vào những vấn đề bất cập cụ thể nhưng quan trọng.

Nhiều ý kiến cho rằng các luật, pháp lệnh đang được xây dựng theo nguyên tắc “luật khung”. Luật gia Vũ  Xuân Tiền, Trưởng ban tư vấn và phản biện chính sách thuộc Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, cho rằng cần có những điều luật điều chỉnh cụ thể về một vấn đề không lớn, thậm chí là nhỏ nhưng thiết thực.

Ông lấy ví dụ Hàn Quốc đã ban hành tới 19 luật về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đi vào từng “gạch đầu dòng”, rất ngắn và rất cụ thể, không cần hướng dẫn, ví dụ luật về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, luật cho doanh nghiệp do người khuyết tật làm chủ, một luật về ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, luật về tín dụng cho doanh nghiệp…

Không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực, việc xây dựng các luật như vậy cũng rất thuận tiện cho việc góp ý của doanh nghiệp. Nhưng để làm được điều này, Việt Nam cần phải thay đổi tư duy làm luật.

Công Việt