• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hội nghị bàn tròn quốc tế lần thứ 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phát triển

(Website Chính phủ) – “Việt Nam đã vận dụng những phương pháp và kinh nghiệm hay trên thế giới để xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010 theo hướng đổi mới, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội, cộng đồng các nhà tài trợ tại Việt Nam... Mục tiêu của Việt Nam là năm 2010 phải xóa đói giảm nghèo và năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp”. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã nhấn mạnh như vậy trong Hội nghị bàn tròn quốc tế lần thứ 3 về “Quản lý theo kết quả phát triển” khai mạc sáng ngày 6/2/2007, tại Hà Nội.

06/02/2007 15:08

 

Hội nghị bàn tròn quốc tế lần thứ 3 được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 400 chuyên gia và quan chức Chính phủ từ hơn 40 nước, 33 tổ chức và quốc gia tài trợ, gần 30 tổ chức phi Chính phủ, để cùng thảo luận làm thế nào nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phát triển.

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định, Hội nghị bàn tròn quốc tế là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các nhà tài trợ và các quốc gia đối tác đang tích cực triển khai thực hiện Tuyên bố Paris về hiệu quả viện trợ. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này đối với việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của quốc tế và của Việt Nam (MDGs và VDGs), thời gian qua, Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ tại Việt Nam đã tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế và khu vực về hoạt động này. Có thể coi Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đã “nội địa hóa” Tuyên bố Paris bằng Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ.

Mục tiêu chính của Hội nghị là nhằm đạt được những cam kết chính trị mạnh mẽ và sự thống nhất hành động giữa các quốc gia đối tác và các tổ chức tài trợ trong nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ thông qua quản lý theo kết quả phát triển. Trên cơ sở kết quả Hội nghị, các quốc gia đối tác và các tổ chức tài trợ sẽ xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý theo kết quả phát triển của mình cũng như đưa ra các cam kết chính trị trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng cho biết, Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010 của Việt Nam đã được Đảng và Quốc hội thông qua. Đó là cơ sở để Việt Nam huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện kế hoạch trên cơ sở phát triển cân đối và bền vững cả ba trụ cột Kinh tế-Xã hội-Môi trường, tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, để đến năm 2010, Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề để trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Ngay sau bài phát biểu khai mạc của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, ông Xu Lin, Vụ trưởng Vụ Tài chính của Ủy ban Quốc gia về phát triển và cải cách nước CHND Trung Hoa đã có bài trao đổi với các đại biểu về chiến lược hướng tới thành công trong cuộc chiến chống đói nghèo. Theo ông Xu Lin, các nước cần có kế hoạch phát triển chiến lược định hướng và ưu tiên rõ ràng cùng với phân bổ nguồn ngân sách hợp lý. Ông Xu Lin cũng cho biết thêm, sự tham gia của chính giới sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá các kết quả, tạo ra dân chủ trong quá trình lập chính sách, hiệu quả quản lý của Chính phủ và khuyến khích hòa nhập xã hội.

Liên quan đến hiệu quả viện trợ, ông C. Lawrence Greenwood, Jr, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cho rằng: “Một khi các quốc gia đang phát triển đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý những nguồn hỗ trợ phát triển thì nhiều gia đình nghèo ở các quốc gia đó sẽ được tiếp cận dịch vụ xã hội nhiều hơn, công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn và tỷ lệ nghèo sẽ giảm xuống”.

“Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng vững vàng trong năm 2007. Với Việt Nam, viện trợ nước ngoài góp phần quan trọng nhưng không phải là yếu tố tạo ra sự khác biệt lớn đối với sự phát triển của đất nước. Khả năng độc lập này có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của Việt Nam”, ông Omakar Shrestha, trưởng Ban Kinh tế kế hoạch của ADB tại Việt Nam đã nhận định như vậy.

Giang Oanh