Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Theo đánh giá, năm qua hầu hết các tỉnh vùng dân tộc và miền núi, vùng Đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đều giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt trên 4%, 97,42% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 80,7% thôn bản thuộc xã ĐBKK có đường giao thông trên đường trục; 84,6% số xã ĐBKK có điện lưới, với gần 70% số hộ được sử dụng điện; 98,7% xã có bưu điện văn hóa xã và 100% xã có điện thoại; phủ sóng phát thanh được trên 90% và gần 80% sóng truyền hình; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, lớp mẫu giáo, gần 80.000 học sinh các dân tộc thiểu số có điều kiện theo học các cấp; 100% các tỉnh vùng dân tộc và miền núi đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; gần 70% trạm y tế xã vùng này có y bác sỹ, bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc vùng ĐBKK, người nghèo ở vùng dân tộc và miền núi cơ bản được giải quyết; Văn hóa, thể thao được quan tâm khôi phục, phát huy và bảo tồn thông qua các hoạt động văn hóa - thể thao với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số được quan tâm; Tình hình chính trị - xã hội được ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, giữ vững truyền thống yêu nước, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước. Điều này càng khẳng định sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của các địa phương vùng dân tộc và miền núi, sự đoàn kết quyết tâm cao của cơ quan làm công tác dân tộc từ TW đến địa phương.
Tuy nhiên, những hạn chế trong nhận thức về công tác dân tộc, chính sách dân tộc của một số bộ, ngành, địa phương; trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế; Chưa có chiến lược phát triển toàn diện Kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi để làm căn cứ cho việc đầu tư, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương. Các chương trình, chính sách thiếu đồng bộ, nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi chưa đủ mạnh để tạo động lực thúc đẩy vùng này phát triển cao hơn; sự phối hợp giữa các bộ ngành và địa phương trong ban hành chính sách, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; công tác tuyên truyền chính sách còn hạn chế, hình thức còn đơn điệu, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa có quyết tâm cao vươn lên thoát nghèo, tính ỷ lại còn nặng nề... cũng được nhìn nhận để Hội nghị định hướng và đề ra một số giải pháp trọng tâm trong năm 2012.
Hội nghị có sự tham gia của đông đảo đại biểu đến từ Trung ương và các địa phương |
Theo đó, năm 2012, sẽ chú trọng nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, hình thức phong phú các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi đến đồng bào trong từng xã, từng buôn làng, thôn, bản; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Ủy ban dân tộc và hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan để huy động sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc đối với vùng dân tộc, miền núi; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh những chính sách đã có, nghiên cứu các chính sách mới, bổ sung các nguồn lực, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân tộc... Ngoài ra, Hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến của các đại biểu trao đổi kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế trong công tác dân tộc, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước và của các địa phương
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho biết Thừa Thiên Huế, hiện nay, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc: Tà ôi, Pa kô, Cơ Tu, Vân Kiều, Pa Hy, Kinh...được phân bố trên địa bàn 6 huyện, chiếm 5,5% dân số toàn tỉnh, nền kinh tế-xã hội vùng nông thôn, niềm vúi, dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang phát triển; các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng; phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi; hệ thống y tế, công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh tiếp tục được mở rộng và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đoàn kết các dân tộc trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi luôn được ổn định và giữ vững. Với quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới, Thừa Thiên Huế luôn mong muốn nhận được sự quan tâm chỉ đạo cùng những chia sẽ kinh nghiệm của các cơ quan TW, các địa phương trong công tác dân tộc, nhằm tập trung tìm ra giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi, dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình phát triển chung của tỉnh.