• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hội Nhà báo Việt Nam góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(Chinhphuvn) - Chiều 26/3, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

26/03/2013 18:20

Ảnh: VGP/Toàn Thắng

Đến ngày 15/3, Hội Nhà báo Việt Nam đã nhận được trên 400 ý kiến trực tiếp góp ý vào các chương, điều, khoản cụ thể của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các ý kiến đóng góp cơ bản nhất trí với 9 nội dung bản dự thảo, cho rằng, dự thảo có tính dự báo và ổn định lâu dài, kết cấu chặt chẽ, khoa học và cụ thể có bổ sung những điểm mới về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bổ sung, sửa đổi, làm rõ quan điểm của Đảng về những vấn đề chính trị cơ bản của thời kỳ quá độ, thể hiện rõ tư tưởng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Tại hội nghị đã có 13 ý kiến trực tiếp đóng góp khá toàn diện và đầy đủ vào Dự thảo. Các ý kiến thống nhất với 3 nội dung của Điều 4, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Đóng góp ý kiến vào Điều 70, chương 4 về Bảo Vệ Tổ quốc, các ý kiến đều không tán thành đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Thực tế, cách mạng Việt Nam suốt từ ngày thành lập Đảng đến nay cho thấy không thể tách rời lực lượng vũ trang khỏi sự lãnh đạo của Đảng.

Đóng góp nội dung về quyền thông tin, quyền được thông tin và chức năng của báo chí, có ý kiến đề nghị Điều 26, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nên thể hiện như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin và được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, các đại biểu thẳng thắn đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết những nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định sự bình đẳng của các thành phần kinh tế, quy định về đất đai… trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, những ý kiến tâm huyết của các nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí. Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tiếp thu, tổng hợp đầy đủ những ý kiến đóng góp của các cấp hội, hội viên vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Toàn Thắng