• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hội thảo “Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025”

Ngày 22 tháng 11 năm 2011, Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương phối hợp với Công ty TNHH - Viện CN Giấy và Xenluylô đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý của chuyên gia cho Dự thảo “Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025.”

23/11/2011 13:17

Báo cáo tại Hội thảo cho thấy, xuất phát từ một số bất cập giữa Quy hoạch và Thực tiễn và diễn biến của sự phát triển của ngành công nghiệp Giấy Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010, việc lập "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025" là rất cần thiết, đáp ứng được các yếu tố cơ bản, nhất là sự đồng bộ, tính tập trung, tính pháp lý, phù hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển của Ngành, của doanh nghiệp, của từng địa phương, đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu, khả năng và tiềm năng phát triển, giữa lợi ích của sự phát triển kinh tế xã hội và lợi ích môi trường.

Đại diện Bộ Công Thương, ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ cũng cho biết, từ khi Quy hoạch ngành công nghiệp Giấy Việt Nam được Chính phủ phê duyệt cho đến nay, ngành công nghiệp Giấy Việt Nam vẫn giữ được vị trí vai trò quan trọng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của xã hội. Giai đoạn 2005-2010 được cho là thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu (khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008 đến nay). Tuy nhiên, quá trình sản xuất giấy vẫn đáp ứng được 55 - 60 % nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong giai đoạn 2005-2010, một số dự án xây dựng các nhà máy sản xuất bột giấy và sản xuất giấy vẫn được triển khai đã và đang đi vào hoàn thiện. Tỷ lệ đóng góp giá trị SXCN: 2,08% GTSXCN toàn quốc, tăng 15-16%/năm, chiếm 2,37% giá trị SXCN toàn ngành chế biến, chế tạo. Tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư: 38.624,317 tỷ đồng, cao hơn 30,29% so với tổng vốn đầu tư so với Quy hoạch (29.644.000 triệu đồng) . Chiếm 5,0% - 5,5% toàn ngành công nghiệp chế biến. Tỷ lệ thu hút lao động vào Ngành năm 2009 khoảng 86.160 người, chiếm gần 0,96% lực lượng lao động toàn quốc.

Để phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam theo hướng hiện đại, các doanh nghiệp ngành Giấy sẽ phải ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trong công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy. Dự báo sau khi thực hiện Quy hoạch, sản lượng giấy sẽ đạt khoảng 5,8 triệu tấn vào năm 2020 và con số này sẽ tăng lên mức 8,9 triệu tấn vào năm 2025. Theo mục tiêu của Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Giấy trong giai đoạn từ 2020 - 2025, sản lượng giấy trong nước sẽ đáp ứng 75 - 80% nhu cầu tiêu dùng cho thị trường nội địa.