• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Homestay - Nơi gắn kết, vun đắp tình thân hai nước Việt, Lào

(Chinhphu.vn) – Từ chương trình ở homestay, nhiều sinh viên Lào đang học tập tại TP. Đà Nẵng được trải nghiệm cuộc sống cùng người dân, qua đó hiểu hơn văn hóa và đời sống của người Việt, vun đắp hơn mối quan hệ tốt đẹp hai nước Việt, Lào.

16/01/2023 16:26
Homestay- Nơi gắn kết, vun đắp tình thân hai nước Việt - Lào - Ảnh 1.

Những sinh viên Lào trải nghiệm cuộc sống, ẩm thực với gia đình người dân bản địa

Cuối năm 2022 vừa qua, TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình tiếp nhận sinh viên Lào về ở nhà dân. Theo kế hoạch, 100 sinh viên nước bạn Lào sẽ về ở nhà dân tại 6 quận, huyện trên địa bàn Thành phố trong thời gian khoảng 3 tuần. Đây là dịp để các sinh viên Lào trau dồi thêm tiếng Việt, hiểu hơn phong tục, tập quán và đời sống của người Việt, qua đó tăng cường hơn nữa tình gắn bó keo sơn giữa 2 nước.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho hay, chương trình ở nhà dân dành cho sinh viên Lào được triển khai từ năm 2011 đến nay, đã trở thành điểm sáng và là mô hình tiêu biểu được học tập, nhân rộng trong cả nước. Mỗi năm có khoảng gần 100 sinh viên Lào tham gia chương trình, qua đó rất nhiều quan hệ kết nghĩa bố mẹ - con, anh - chị - em Việt - Lào đã được hình thành, là hạt nhân nuôi dưỡng và phát triển quan hệ bền chặt giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em.

Homestay- Nơi gắn kết, vun đắp tình thân hai nước Việt - Lào - Ảnh 2.

Thipdavone Champasck (áo trắng) trải nghiệm cuộc sống homstay cùng gia đình cô Châu

Thắm tình thân gia đình

Đợt tiếp nhận sinh viên Lào về ở với gia đình Việt trong năm 2022, gia đình ông Nguyễn Tiến Dân, trú phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê nhận năm sinh viên Lào thay vì hai bạn như đề xuất của chính quyền địa phương. "Nhà tôi cũng không phải rộng rãi, có điều kiện sung túc, nhưng chắc chắn tình cảm thì luôn đong đầy", ông Dân cho hay.

Từ khi tiếp nhận các sinh viên Lào về nhà, vợ chồng ông Dân thường dậy sớm hơn những ngày bình thường để đi chợ chuẩn bị thực phẩm đầy đủ cho các bữa cơm. Mỗi ngày vợ chồng ông đều suy nghĩ hôm nay sẽ chuẩn bị món ăn gì để vừa hợp khẩu vị vừa mang nét đặc trưng văn hóa địa phương giới thiệu đến những người bạn Lào.

Vào buổi sáng, ông bà sẽ cùng ăn bữa sáng, thưởng thức cà phê và trò chuyện bằng tiếng Việt với các sinh viên Lào. Mỗi lần trò chuyện, ông Dân kiên nhẫn tập cho các cháu phát âm từng từ tiếng Việt.

"Gia đình tôi xem các cháu cũng như con cái của mình. Xa quê hương đến đây học tập nên gia đình cố gắng hỗ trợ tốt nhất để giúp các cháu hòa nhập, làm quen với cuộc sống mới", ông Dân chia sẻ.

Là sinh viên đang theo học năm thứ nhất tại Trường đại học Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), Phommasyda Namfon cho biết, đây là năm đầu tiên em đi học xa, vừa nhớ nhà, vừa bỡ ngỡ vì môi trường mới và chưa biết tiếng Việt nhiều. Dịp này được ở homestay cùng người dân bản địa vừa giúp em gắn kết tình thân gia đình, vừa hiểu hơn đời sống, văn hóa người dân nơi đây.

"Sau một ngày học trên giảng đường, điều gì không hiểu thì em về nhờ ba Dân giải thích; mỗi tối ba Dân thường hỏi han, chỉ bảo cho em và các bạn nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Tuy thời gian trải nghiệm chỉ có 3 tuần nhưng tình cảm thì gắn bó như một gia đình lớn", Phommasyda Namfon chia sẻ.

Những ngày tháng ở Việt Nam là khoảng thời gian tuyệt vời

Sinh sống nhà tại nhà cô Phạm Thị Liên và chú Trương Công Lương, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, bạn Vilaisan Phaimany (sinh viên năm thứ 2 - Đại học Kinh tế Đà Nẵng) chia sẻ, ở Đà Nẵng đã được hai năm nhưng vốn tiếng Việt chưa được tốt lắm, việc sinh hoạt cùng gia đình là cơ hội để em nói tiếng Việt tốt hơn, có những trải nghiệm lớn để trưởng thành.

"Bố Lương hay cho em đi tập thể dục buổi sáng cùng để em biết ở đây sáng sớm họ sinh hoạt thế nào, dân ở đây hay bán món gì và họ giao lưu nói chuyện với nhau ra sao... những điều bình dị ấy chứa đựng rất nhiều tình cảm thân thương. Em sẽ không bao giờ quên những năm tháng tuyệt vời của mình nơi đây", Vilaisan Phaimany trải lòng.

Những ngày cuối năm 2022 vừa qua, cuộc sống gia đình cô Lê Thị Châu, trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà như rộn ràng hơn khi đón thêm thành viên về ở cùng theo chương trình "Sinh viên Lào về ở nhà dân". Được biết, đây là lần thứ 2 gia đình cô Châu đón sinh viên Lào về ở cùng nhà.

"Từng là giáo viên nên mình dễ dàng trò chuyện và hướng dẫn để cháu hiểu hơn về phong tục tập quán, sinh hoạt của người Việt; có các cháu mình thêm vui cửa vui nhà", cô Châu vui vẻ cho biết.

Nói và nghe tiếng Việt khá tốt, Thipdavone Champasck (sinh viên năm 4 - Đại học Kinh tế Đà Nẵng) cho hay chỉ mới đến sống một tuần ở nhà mẹ Châu nhưng cảm giác đã rất thân quen từ lâu. 

"Mỗi ngày mẹ Châu đều hỏi "Con ơi, hôm nay muốn ăn gì để mẹ nấu?" Mẹ Châu cũng thường xuyên rủ em đi chợ cùng cho biết đây biết đó. Những năm tháng học tập, trải nghiệm ở đất nước Việt Nam rất tuyệt vời", Thipdavone Champasck cho hay.

Bỏ qua khoảng cách về ngôn ngữ, văn hóa, nhiều gia đình ở TP. Đà Nẵng đã tình nguyện đón, chăm sóc và chia sẻ với các bạn lưu học sinh Lào bằng tình thân của một gia đình.

Dù chỉ sinh sống trong khoảng thời gian ngắn, nhưng điều khiến các bạn sinh viên Lào ấn tượng nhất chính là tình cảm yêu thương, ấm áp của gia đình Việt. Cũng từ đây, mối quan hệ của những đứa con đất nước Lào với những người cha, người mẹ thứ 2 ở đất nước Việt Nam được xây đắp ngày càng gắn kết, bền chặt. Qua đó, khắc sâu thêm tình hữu nghị, đoàn kết gắn bó giữa người dân của hai đất nước Việt Nam – Lào.

Bên cạnh sự quan tâm, chăm sóc của thành viên trong gia đình đang cư trú, được biết, đoàn thanh niên các phường cũng tổ chức các hoạt động như: Đón sinh viên Lào; tổ chức đêm giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa đoàn viên thanh niên với sinh viên Lào; tập các bài hát, các bài nhảy dân vũ…Đây là cơ hội để thanh niên 2 nước giao lưu, cùng nhau tìm hiểu về đất nước, lịch sử, con người, phong tục tập quán, ẩm thực, văn hóa truyền thống của mỗi nước và cũng là dịp để bắt thêm nhịp cầu hữu nghị Việt – Lào.

 Lưu Hương