• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hơn 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển thể hiện điều gì?

(Chinhphu.vn) - Thống kê cho thấy điểm các tổ hợp của các thí sinh không đăng ký xét tuyển hầu hết đều ở mức thấp hơn mức điểm trung vị và điểm trung bình của phổ điểm thi tốt nghiệp THPT. Đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin.

24/08/2022 19:56

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên Hệ thống là 642.270; năm 2021 là 794.739. Theo số liệu này, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020.

Trong đó, cần lưu ý số lượng đăng ký xét tuyển tăng mạnh ở năm 2021 do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều thí sinh không thể du học và nhiều học sinh học phổ thông, đại học ở nước ngoài đã trở về Việt Nam học tập.

Điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển năm 2022 là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên Hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT. Số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, mong muốn vào học đại học sau khi đã có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp THPT (kể cả điểm sau phúc khảo). Đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin.

Sau đây là một số phân tích trên cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học nhưng sau đó đã không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống.

Phân tích dữ liệu hơn 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển - Ảnh 2.

Tỉ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các miền trên cả nước

Phân tích dữ liệu hơn 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển - Ảnh 3.

Tỉ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các vùng trên cả nước

Phân tích dữ liệu hơn 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển - Ảnh 4.

Tỉ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các khu vực ưu tiên

Phân tích dữ liệu hơn 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển - Ảnh 5.

20 địa phương có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất

Thống kê này cho thấy điểm các tổ hợp của các thí sinh không đăng ký xét tuyển đều hầu hết ở mức thấp hơn mức điểm trung vị và điểm trung bình của phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nhất là ở các khối A0, A1 và B0 thì các mức điểm đại đa số là rất thấp, thấp hơn mức điểm trung vị, điểm trung bình và thấp hơn 15 điểm/tổ hợp.

Riêng khối C0 điểm có khá hơn, tuy nhiên năm nay tổ hợp C0 có phổ điểm thí sinh đạt được rất cao trên cả nước, do vậy mức độ cạnh tranh xét tuyển sẽ cao hơn, điểm sàn mà các trường công bố cũng có xu hướng cao hơn.

Nhật Nam