• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hơn 35 năm nuôi chồng mù và 3 con học đại học

(Chinhphu.vn) – Hơn 35 năm ròng rã, chị Đặng Thị Hiếu ở xã Đồng Than (Yên Mỹ, Hưng Yên) không quản ngại gian khổ, tần tảo sớm hôm chăm sóc chồng bị mù và điếc. Cũng từ đôi bàn tay của chị, 3 người con lần lượt đỗ đại học.

27/06/2011 14:31

Chị Đặng Thị Hiếu và chồng - Ảnh Chinhphu.vn

Con đường nhỏ dẫn chúng tôi đến nhà chị Đặng Thị Hiếu ở thôn Kênh Cầu. Mới đến đầu làng, hỏi thăm nhà chị, đã nghe bà con hàng xóm hết lời khen ngợi là “mẹ hiền, vợ thảo”.

Chị Đặng Thị Hiếu cho biết, mấy năm gần đây, sức khỏe của chồng chị, anh Đặng Công Tác đã dần tốt lên, việc chăm sóc đỡ vất vả hơn.

Năm 1971, chị xây dựng gia đình. Lấy nhau được ba tháng, anh Đặng Công Tác lên đường nhập ngũ.

Trong một  trận đánh năm 1974, anh trúng phải đạn cối của quân địch và bị mù, điếc từ đó. Anh bị mất 92% sức khỏe, là thương binh hạng 1/4.

Đến năm 1975, nước nhà thống nhất, chồng chị được đưa về điều dưỡng tại Đoàn 225 (tỉnh Hà Bắc cũ).

Thương anh, chị đón về nhà để thuận tiện chăm sóc. Chị đã đưa anh đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ để chữa trị nhưng không kết quả.

 Những lúc trái gió trở trời, vết thương cũ tái phát, anh bị những cơn đau hành hạ. Chị lại ngồi hàng tiếng đồng hồ nhẹ nhàng xoa bóp giúp chồng bớt đi sự đau nhức.

Sau khi giúp chồng lấy lại tinh thần, chị bắt đầu hướng dẫn chồng làm quen với hoạt động đời thường. Chị cần mẫn giúp anh từng bước đi, từng cử chỉ nhỏ. Cứ như thế hơn 35 năm trời.

Dần dần anh đã quen với những công việc đơn giản hàng ngày như tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân.

“Nếu không có nhà tôi, chắc tôi không được như ngày hôm nay. Những lúc tôi tuyệt vọng nhất, đau khổ nhất cô ấy luôn ở bên tôi. Chính cô ấy đã giúp tôi có được cuộc sống hạnh phúc như bây giờ”, anh Đặng Công Tác nói.

Làm 10 sào ruộng nuôi 3 con học đại học

Chính sự tần tảo, sớm hôm của chị đã tiếp thêm sức mạnh cho những đứa con trên đường học vấn.

 “Tôi luôn nghĩ, dù mình có nghèo khó đến đâu cũng phải cho các con học hành đến nơi, đến chốn để trở thành người có ích. Đời mình khổ đã đành nhưng quyết không để các con thất học”, chị Hiếu nói.

Để có tiền nuôi các con ăn học, chị không quản ngại một nắng hai sương ngoài đồng, đánh vật với 10 sào ruộng.

Vào những hôm ngày mùa, chị ra đồng từ sáng sớm và đến trưa, chị vội vàng về nhà cơm nước cho chồng, rồi lại đi làm đến tối mới về.

Không chỉ vậy, chị còn làm thư kí cho thôn. Buổi tối chị cặm cụi dưới ánh đèn ghi chép những công việc của làng. Mọi chi tiêu trong gia đình chị đều hết sức tiết kiệm để dành tiền cho các con đi học.

Hình ảnh một đầu bàn người mẹ mải mê làm việc, đầu bên kia, những người con say sưa học bài đã trở nên quen thuộc với gia đình chị.

Dù vất vả kiếm sống nhưng chị luôn chăm lo việc học hành của các con. Buổi tối, chị dành thời gian cùng ngồi vào bàn học để kèm cặp và tạo cho các con có được thói quen học tập nghiêm túc. Khi các con lớn, chị giao nhiệm vụ cho anh dạy em.

Thấu hiểu được sự gian truân của mẹ nên các con đều chăm ngoan, học giỏi. Con trai đầu Đặng Văn Hoàn học Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, hiện đang là kỹ sư xây dựng cầu hầm. Con gái thứ ba Đặng Thị Thêu học Đại học Thương mại Hà Nội, hiện đang làm tại quê nhà. Con trai út Đặng Văn Hiền học Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

Năm 2001, gia đình chị được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hưng Yên tặng danh hiệu: “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, thảo hiền”. Năm 1995, chị được Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”.

Nói về chị Đặng Thị Hiếu, ông Nguyễn Văn Điệp, Trưởng thôn Kênh Cầu cho biết, chị  luôn chịu thương, chịu khó, hết lòng phục vụ chồng và con. Bà con hàng xóm rất cảm động và kính phục trước tình cảm của chị dành cho gia đình. 

Nguyễn Thắng