• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hơn 7.600 tỷ đồng cho vay mua tạm trữ thóc, gạo

(Chinhphu.vn) – Ngân hàng Nhà nước cho biết, kết thúc thời gian thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ đông xuân năm 2012-2013, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại đạt 7.612 tỷ đồng, tương đương với khối lượng thu mua tạm trữ 951.630 tấn quy gạo.

05/04/2013 17:05

Ảnh minh họa
Dư nợ các khoản vay mua tạm trữ thóc, gạo đến 31/3/2013 (thời điểm kết thúc giải ngân) là 7.571 tỷ đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, về cơ bản, các ngân hàng thương mại đã triển khai cho vay tạm trữ kịp thời, thực hiện đúng quy định của chương trình cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ đông xuân năm 2012-2013 theo Quyết định số 311/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 7/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 311/QĐ-TTg cho phép mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ đông xuân năm 2012-2013 ở Đồng bằng sông Cửu Long, thời hạn thu mua tạm trữ tối đa là 3 tháng (từ 20/2 – 20/5/2013) và được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời ban hành triển khai thực hiện và chỉ định 13 ngân hàng thương mại tham gia cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ đông xuân năm 2012-2013.

Ngay khi có văn bản hướng dẫn, các ngân hàng thương mại được chỉ định đã chủ động tiếp cận các doanh nghiệp được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu để triển khai cho vay với mức lãi suất phù hợp. Một số ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay thấp hơn mức lãi suất quy định tối đa của Ngân hàng Nhà nước 11%/năm.

Thanh Hoài