• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hơn 900 lớp đào tạo nghề cho 26.000 lao động nông thôn Long An

(Chinhphu.vn) - Sau 5 năm (giai đoạn 2005-2010), công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, người tàn tật và người nghèo, trên địa bàn tỉnh Long An đạt kết quả với hơn 900 lớp đào tạo nghề cho hơn 26.000 lao động nông thôn, đào tạo trên 50 nghề.

15/06/2010 13:17

Long An đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Theo Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh - Xã hội tỉnh, các lĩnh vực được Long An tập trung đào tạo dạy nghề cho người lao động là: nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, từ đó giúp tạo nhiều cơ hội cho người dân có việc làm ổn định phù hợp với khả năng để tăng thu nhập cải thiện đời sống.

Công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Không dừng lại ở kết quả trên, mới đây, UBND tỉnh Long An tiếp tục chỉ đạo các cấp chính quyền trên địa bàn phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp cùng cấp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo việc làm để nâng cao thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

Đồng thời, Các Sở cần tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn để xây dựng và triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc có đủ điều kiện dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn...

Đ vận động người dân tham gia học nghề, Tỉnh cũng đã đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện hỗ trợ 100% lãi suất vay tín dụng đối với lao động nông thôn học nghề, làm việc ổn định ở nông thôn; thực hiện chính sách cho vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn sau học nghề.

Hà Phương

(Nguồn: Chỉ thị 10/CT-UBND)