• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao

(Chinhphu.vn) - Chiều 2/6, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Lê Hải Bình đã trả lời nhiều câu hỏi và thông tin về một số vấn đề mà dư luận quan tâm.

02/06/2016 18:36

Về quan điểm của Việt Nam đối với việc lãnh đạo các nước G7 đưa ra Tuyên bố chung (tại Hội nghị Thượng đỉnh G7) về việc trong tranh chấp tại Biển Đông, cần tôn trọng luật pháp quốc tế, giữ gìn hòa bình, bảo đảm an ninh cũng như duy trì tuyến đường hàng hải quan trọng vào hàng bậc nhất trên thế giới, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh:

“Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh các nước công nghiệp (G7) về các cam kết bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, an ninh biển và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam đề nghị các bên tiếp tục có những đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên biển và đại dương”.

* Trả lời câu hỏi phóng viên về việc Bộ Ngoại giao sẽ đưa vấn đề Biển Đông như thế nào tại Đối thoại Shangri-la sẽ được tổ chức vào ngày 3/6 tại Singapore, Người phát ngôn cho biết Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự đối thoại Shangri-la được tổ chức tại Singapore từ ngày 3-5/6.

Quan điểm rõ ràng và nhất quán của Việt Nam về vấn đề Biển Đông sẽ được đưa ra tại cuộc Đối thoại lần này.

*Một trong những vấn đề liên quan đến Biển Đông được dư luận quan tâm chính là phán quyết của Toà trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Về câu hỏi Việt Nam chuẩn bị những gì khi Trung Quốc có nhiều hành động cho thấy sẽ không tuân theo những phán quyết của đoàn trọng tài, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Chúng tôi mong muốn đoàn trọng tài đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và yêu cầu các bên liên quan tôn trọng nghĩa vụ pháp lý quốc tế được quy định trong Công ước.”

*Trả lời câu hỏi phóng viên về việc ông Bob Kerry, cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng Tín thác của Trường Đại học Fulbright trong khi có nhiều ý kiến trái chiều, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:

“Những đau thương, mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua là vô cùng to lớn và không gì có thể bù đắp được. Hậu quả chiến tranh là vấn đề mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực giải quyết. Với truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam và trên tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai, chúng tôi luôn nỗ lực hợp tác, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ”.

Ông Lê Hải bình nói thêm, một số cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam cũng đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực như ngoại giao, văn hóa, giáo dục, “khắc phục hậu quả chiến tranh để thúc đẩy quan hệ hai nước và hàn gắn vết thương chiến tranh”.

Với tinh thần đó, ông Lê Hải Bình cho rằng, phía Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo Đại học Fulbright cũng sẽ có “một quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển quan hệ đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể cho cả nhân dân hai nước”.

*Cũng tại họp báo, ông Lê Hải Bình cho biết Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS tổ chức tại NewYork, Hoa Kỳ từ ngày 8-10/6 tới.

Việc tham dự hội nghị lần này nhằm thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam cùng với các quốc gia chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, đóng góp tích cực vào các cuộc thảo luận của Liên Hợp Quốc nhằm tìm giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, cũng như thúc đẩy hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia đối với chương trình phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam.

Dự kiến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ có bài phát biểu quan trọng cũng như có các cuộc tiếp xúc song phương nhân dịp tham dự Hội nghị lần này.

*Cũng theo thông tin tại họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thoonglun Sisoulith sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/6 theo lời mời của Phó Thủ tưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhằm tăng cường quan hệ hợp tác truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, cũng như đẩy mạnh sự hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.

Trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai Bộ trưởng sẽ trao đổi các biện pháp thiết thực nhằm tăng cường phối hợp hiệu quả giữa hai nước trong khuôn khổ ASEAN, cũng như trao đổi các vấn đề song phương, các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Bộ trưởng Ngoại giao Lào cũng sẽ có các cuộc hội kiến lãnh đạo cấp cao Việt Nam.

*Từ ngày 8-11/6/2016, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình “Gặp gỡ địa phương-Ngoại giao đoàn” năm 2016 dành cho khu vực Tây Nguyên.

Chương trình năm nay nhằm tạo điều kiện cho lãnh đạo và doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong vùng có cơ hội tiếp xúc, giao lưu và trao đổi trực tiếp với đại diện các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, qua đó góp phần xúc tiến đầu tư tại chỗ một cách hiệu quả cho các địa phương.

Trong khuôn khổ chương trình, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam sẽ làm việc với lãnh đạo tỉnh và khảo sát thực địa một số cơ sở kinh tế, văn hóa trên địa bàn.

* Từ ngày 9-10/6, Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế năm 2016 với chủ đề “Phát triển và an ninh biển-hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm khô hạn” tại Hạ Long, Quảng Ninh.

Hội thảo nhằm mục đích tạo diễn đàn cho các chuyên gia, các học giả EU tại Việt Nam cũng như quốc tế chia sẻ, đánh giá nghiên cứu về các vấn đề an ninh biển truyền thống và phi truyền thống, các biện pháp thúc đẩy hợp tác và phát triển biển, các giải pháp quản lý biển và giải quyết tranh chấp, bảo đảm an ninh và hòa bình trên biển cũng như tăng cường hợp tác Việt Nam-EU trong lĩnh vực nghiên cứu an ninh và hợp tác biển.

Thùy Vân