• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hợp đồng hứa mua, hứa bán chính là đang lách luật

(Chinhphu.vn) – Trong chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, nhiều đại biểu Quốc hội nêu thực tế, có các dự án trong lĩnh vực bất động sản chưa được phép mở bán theo luật định nhưng một số doanh nghiệp đã tiến hành huy động vốn thông qua ký kết các loại hợp đồng như là hợp đồng hứa mua, hứa bán.

16/03/2022 17:02
Hợp đồng hứa mua, hứa bán chính là đang lách luật - Ảnh 1.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, các hợp đồng hứa mua, hứa bán chính là đang lách Luật Đất đai

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, các hợp đồng hứa mua, hứa bán chính là đang lách Luật Đất đai. Luật Đất đai quy định chỉ đưa sản phẩm bất động sản ra thị trường khi đã có quy hoạch, có hạ tầng hay đầu tư xong nền móng… và dự án đó phải trả xong nghĩa vụ tài chính.

Vấn đề rủi ro ở đây là sẽ có những nhà đầu tư không thật, làm những dự án "ma", không có quy hoạch, không có phê duyệt, đất chưa chuyển mục đích, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chưa hoàn thành các nghĩa vụ khác thì đã muốn đưa ra thị trường để thu hút nguồn vốn.

Để giải quyết căn cơ vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, phải công khai tất cả quy hoạch. Còn việc thu hút đầu tư sau khi người ta biết chắc chắn là sẽ không có rủi ro, dự án là có thật thì những thỏa thuận mang tính chất thỏa thuận dân sự thì hoàn toàn có thể. Cần nghiên cứu để quy định khi có những loại giao dịch thế này, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cần phải công khai và công bố những gì, trách nhiệm đến đâu.

Một nội dung lớn nữa được các đại biểu đề cập đó là hiện tượng đẩy giá đất, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, điều này rất nguy hiểm, làm biến động thị trường, tạo ra giá ảo. Đẩy giá có thể rút ruột tiền của ngân hàng nếu như tài sản đó là đặt cọc với cái giá không thật như vậy. Đẩy giá còn liên quan đến việc nếu một nền kinh tế mà đất đai đang là đầu vào của mọi dự án đầu tư thì sẽ không còn hiệu quả. Đây là điều chúng ta không mong muốn, bởi chúng ta cần giá chuẩn để lại mang hiệu quả xã hội trên đất chứ không phải có đất đai để bán, để chi tiêu, để sử dụng. Khâu thẩm định cũng phải làm rất căn cơ, tức là thông qua ngân hàng, thông qua các hồ sơ đất đai, thông qua lý lịch của các nhà đấu giá.

Vậy nên ở đây, Nhà nước phải điều tiết để ngăn chặn vấn đề thổi giá, đất chưa sử dụng mà đã tham gia đấu giá để giữ đất, găm đất. Và về chính sách, cần phải làm sao để kiểm soát được các dự án đầu tư phải bảo đảm tính khả thi và chúng ta phải xác định được lộ trình dự án này để đưa vào phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội; phải đảm bảo tính toán cân bằng cung - cầu của thị trường về bất động sản.

Nguyễn Hoàng