• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hợp đồng xuất khẩu gạo đạt trên 4,2 triệu tấn

(Chinhphu.vn) - Chiều 23/4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì buổi làm việc với một số Bộ, ngành Trung ương và các địa phương đồng bằng sông Cửu Long về tình hình xây dựng kho tạm trữ lúa gạo và chính sách sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

24/04/2012 08:40

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hợp đồng xuất khẩu gạo đăng ký đến ngày 20/4 (bao gồm cả năm 2011 chuyển sang) đạt 4,219 triệu tấn, tăng gần 24% so với cùng kỳ.

Riêng trong tháng 3, số lượng hợp đồng đăng ký đạt 1,83 triệu tấn, tăng 278% so với tháng 2 và tăng 67,09% so với cùng kỳ. Đây là tháng có số lượng đăng ký hợp đồng cao nhất từ trước tới nay (tháng cao nhất trước đây chỉ khoảng 1 triệu tấn).

Tính đến ngày 16/4, các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được 1,08 triệu tấn quy gạo, đạt 108% so với kế hoạch Chính phủ giao.

Giá lúa thu mua của các doanh nghiệp không dưới 5.000đ/kg. Cụ thể, giá lúa khô (giống lúa 50404): 5.200đ - 5.300đ/kg; giá lúa hạt dài: 5.700đ - 5.800đ/kg; giá lúa chất lượng cao: 6.500đ - 6.800đ/kg. Với giá thành sản xuất lúa vụ Đông Xuân khoảng 3.200 - 3.300đ/kg (giống lúa 50404) thì người nông dân đã có lợi nhuận trên 30%.

Về xây dựng hệ thống kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, theo ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 3/2012, tổng tích lượng kho xây mới tại đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 1 triệu tấn, nếu tính cả kho sắp đưa vào sử dụng của Tổng Công ty Lương thực miền Nam và các doanh nghiệp khác thì tích lượng kho xây mới chỉ đạt 1,5 triệu tấn.

Dự kiến trong năm nay, tổng tích lượng kho tại đồng bằng sông Cửu Long đạt 3 triệu tấn/4 triệu tấn quy hoạch, bằng 75% kế hoạch đề ra.

Đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản, ông Diệp Kỉnh Tần cho rằng, trước mắt cần giải quyết vấn đề vật tư, giống cho gieo trồng. Chủ động bồi đắp bờ bao tránh lũ, sửa chữa các cống, trạm bơm để xuống giống đúng thời vụ.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao các đơn vị đã hoàn thành việc mua tạm trữ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giúp giá lúa ổn định, người nông dân có lãi.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét lượng lúa tồn trong dân, nếu cần sẽ tiếp tục mua dự trữ, đồng thời cân đối cung cầu lương thực trong nước, chủ động xuất khẩu.

Bộ Tài chính cùng các bộ nghiên cứu thêm cơ chế, chính sách để các địa phương yên tâm giữ vững diện tích trồng lúa và giúp người nông dân trồng lúa ổn định cuộc sống.

Về vấn đề lãi suất ưu đãi cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gạo, Phó Thủ tướng cho rằng đã có chủ trương, mức hỗ trợ lãi xuất có thể tính theo % của lãi suất trần. Tuy nhiên, xu hướng là sẽ giảm ưu đãi để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Vấn đề nhập khẩu đường, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương xem xét cân đối, nếu trong nước sản xuất đủ thì dứt khoát không cho nhập.

Mạnh Hùng