• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Họp mặt tù chính trị Côn Đảo: Quá khứ không quên

Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 – 12 – 1944/22 – 12 - 2010), Ban Liên lạc tù Chính trị tỉnh đã tổ chức buổi họp mặt thân mật với 170 cựu tù chính trị từng bị giam giữ tại Côn Đảo. Những đồng chí, đồng đội từng sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù tại nơi được mệnh danh “địa ngục trần gian”, nay có dịp gặp nhau cùng ôn lại quá khứ đau thương, hào hùng của một thời nơi vùng đất thiêng Côn Đảo.

27/12/2010 18:29
Quang cảnh buổi họp mặt. * Côn Đảo – nơi địa ngục trần gian Côn Đảo thường được nhắc đến với hệ thống nhà tù cai trị khủng khiếp với danh xưng “địa ngục trần gian”. Hệ thống nhà tù Côn Đảo là một hệ thống nhà tù của thực dân, đế quốc tồn tại từ thời thực dân Pháp cho đến đế quốc Mỹ nhằm giam giữ, đọa đày những người yêu nước Việt Nam, được Pháp thiết lập vào tháng 2 – 1862. Đó là nhà tù lớn nhất và tàn bạo nhất ở Đông Dương, trải qua 113 năm với 53 đời chúa ngục gian ác. Hệ thống nhà tù ở đây gồm 8 trại giam chính, mỗi trại rộng khoảng 10.000m2 có tường đá dày bao quanh cùng nhiều trại giam phụ với các khu kỷ luật gồm: 20 hầm đá, 14 xà lim, 31 gian biệt lập chuồng bò, 120 gian chuồng cọp thời Pháp, 384 gian chuồng cọp thời Mỹ và rất nhiều phòng kỷ luật để duy trì chế độ kìm kẹp đối với những người tù yêu nước không một tấc vũ khí trong tay. Mô hình mô phỏng tù chính trị tại chuồng cọp Côn Đảo. Nơi đây, trong suốt cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc đã có hơn 2 vạn tù chính trị ngã xuống trong đó có nhiều người như Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, chị Võ Thị Sáu, anh Cao Văn Ngọc, Phạm Thành Trung… Thời Mỹ - Ngụy, Côn Đảo là một “trung tâm tố cộng, diệt cộng” tàn bạo và thâm độc nhất, khác với chế độ cấm cố thời Pháp thuộc là chỉ nhằm cách ly, cô lập tuyệt đối người tù. Đến thời Mỹ - Ngụy, chế độ cấm cố ở Côn Đảo được nâng lên thành một biện pháp tấn công tư tưởng, buộc người tù phải chấp nhận ly khai cộng sản. Chúng thanh lọc những cán bộ lộ tông tích có vị trí lãnh đạo mà chúng cho là nguy hiểm, sau đó tập trung lại phòng 6, áp dụng chế độ kiểm soát bóp siết, nhốt chặt, cúp nước không cho tắm rửa, cho thức ăn tồi tệ nhất. Bà Trần Thị Hòa, Trưởng ban liên lạc tù chính trị kể lại, đến giờ ăn cơm, chúng thúc hối, đánh đá túi bụi vào chỗ hiểm khiến nhiều người đau đớn phải bỏ ăn mấy ngày liên tiếp. Trong phòng giam, mỗi người chỉ có diện tích vừa tấm lưng, phải nằm nghiêng, mỗi ngày chỉ được 2 lon sữa bò nước uống và 2 lon nước rửa. Người tù bị giam tại Côn Đảo. Song, tất cả những biện pháp tra tấn được coi là thâm độc, dã man nhất của kẻ thù dùng để tra tấn người tù vẫn không thể khuất phục được ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và tinh thần quật khởi của những người tù bị giam cầm nơi đây. Mặc dù cuộc sống cơ cực không sao diễn tả hết, đời sống tinh thần bị bóp nghẹt, hằng ngày những người tù còn bị kẻ thù đánh đập tàn bạo bằng nhiều kiểu cực hình man rợ, thế nhưng trong cuộc chiến không cân sức ấy, những người tù vẫn lạc quan, họ còn tổ chức học tập văn hóa, học chính trị, kể chuyện, tâm sự… vừa để củng cố tinh thần, tư tưởng vừa là hình thức đấu tranh với kẻ thù. Chúng càng siết chặt, phong trào đấu tranh càng nổ ra mạnh mẽ. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu như: phong trào chống ly khai của 17 đồng chí ở xà lim, chuồng cọp trại 1; tuyệt thực 28 ngày phản đối chính sách tàn ác của kẻ thù của anh Trần Trung Tín, Lê Minh Quới… và còn rất nhiều những tấm gương đã dũng cảm đấu tranh với kẻ thù, hiên ngang chấp nhận cái chết. Bà Trần Thị Hòa, Trưởng Ban liên lạc tù chính trị tỉnh ôn lại truyền thống trong buổi họp mặt. Riêng Đồng Nai, trong số hơn 200 cựu tù tại Côn Đảo, có nhiều người từng phải nếm chịu thời gian giam cầm từ 14 đến 16 năm vì địch kết án chung thân hay tử hình như: Ngô Bá Cao, Tô Nguyên, Lâm văn Tuấn… ngoài ra còn nhiều đồng chí đã nằm lại Côn Đảo vĩnh viễn không về. * Quá khứ không quên Theo bà Trần Thị Hòa, sau 35 năm đất nước giải phóng, đây là lần đầu tiên Ban liên lạc tù chính trị tỉnh mới tổ chức gặp mặt được anh, chị, em cựu tù. Cũng là dịp để họ cùng nhau thăm hỏi, ôn lại truyền thống hào hùng của một thời gian khổ nhưng cũng rất đỗi tự hào vì đã góp một phần dù là rất nhỏ vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Các đại biểu tham dự buổi họp mặt. Chia sẻ với chúng tôi tại buổi gặp mặt, ông Lâm Văn Tuấn xúc động cho hay, dù đã trải qua 35 năm nhưng bản thân ông vẫn không dám hồi tưởng lại những năm tháng nằm trong xà lim Côn Đảo. Là cán bộ nằm vùng tại tỉnh Sông Bé sau hiệp định Gionevo, ông bị địch bắt và đày đi Côn Đảo suốt 15 năm từ năm 1959 đến 1974. Trong 15 năm ấy, ông đã được nếm đủ mọi kiểu tra tấn của kẻ thù từ chuồng cọp, hầm đá đến khổ sai. Thế nhưng, lao tù, kìm kẹp và đòn roi tra tấn của kẻ thù vẫn không thể nào khuất phục được ý chí của người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Vợ ông là bà Đặng Thị Hồng, cũng là một cựu tù chính trị bị đày ở Côn Đảo, sau ngày đất nước giải phóng, ông bà gặp nhau và xây dựng hạnh phúc gia đình. Ông Trần Công Chánh, cựu tù 60 tuổi Đảng, năm nay đã 86 tuổi, dù không còn nhanh nhẹn song nhớ đến những tháng ngày bị giam tại trại 1 Côn Đảo, ông tự hào kể lại, sau hiệp định Gionenvo năm 1954, ông được phân công làm Bí thư xã Lại Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là Bình Dương). Trong một lần đang làm công tác dân vận thì gặp trận càn quét của địch và bị bắt. Ngồi tù với bí danh Nguyễn Văn Nước, ông Chánh trải qua đủ kiểu tra tấn nhưng với niềm tin vào ngày đất nước hòa bình, độc lập và lòng căm thù giặc sâu sắc, địch đã không thể moi được bất kỳ thông tin gì từ ông, cuối cùng sau 6 năm giam giữ chúng buộc phải thả tự do cho người đảng viên trẻ. Trở về từ Côn Đảo, ông Chánh lại tiếp tục tham gia cách mạng ở địa phương cho đến ngày giải phóng. Du khách tham quan hệ thống nhà tù tại Côn Đảo. Câu chuyện của ông Trương Văn Bảy, cựu tù chính trị trại 7 cũng không kém phần xúc động, là lính biệt động thành, bị bắt đưa về quân đoàn 3 rồi khám Chí Hòa bị tra tấn, bẻ chân, bẻ tay, bị đưa ra tòa án binh kết án… nhưng cũng không thể moi được tin tức nên chúng đày ông ra Côn Đảo, biệt giam vào trại 7. Hành trình của ông ở Côn Đảo là chuỗi ngày đối mặt với đòn roi, tù đày về xác, giam cầm về tinh thần nhưng cũng giống bao đồng đội kiên trung, vượt lên tất cả, phẩm chất cách mạng vẫn ngời sáng trong ông trước đòn roi của kẻ thù. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Kim cũng là một nữ cựu tù gan dạ tại Côn Đảo, tùng giam chung phòng với các chị Trương Mỹ Hoa, Võ Thị Thắng, tham gia đấu tranh chống lại chính sách hà khắc của kẻ thù cho đến ngày đất nước hòa bình. Và còn rất nhiều những câu chuyện cảm động về tinh thần đấu tranh kiên trung bất khuất của các bác, các cô, các chú – những người từng bị giam giữ nơi địa ngục trần gian ấy. Ngày nay, chiến tranh đã lùi vào quá khứ, đất nước độc lập, hòa bình và đang bước vào thời kỳ đổi mới, thế nhưng câu chuyện về những cựu tù Côn Đảo vẫn mãi là những bài học cách mạng có ý nghĩa to lớn cho thế hệ trẻ trên con đường đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước. Đỗ Quyên