• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hưng Yên: Các bến bãi vi phạm hành lang đê ngang nhiên hoạt động giữa mùa bão lũ

Mặc dù đang trong mùa bão lũ, các cấp, các ngành có trách nhiệm nhắc nhở nhưng hàng loạt các bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn ngang nhiên hoạt động trên tuyến đê sông Hồng và sông Luộc qua địa bàn Hưng Yên.

01/08/2011 14:52
Dọc theo 2 tuyến đê sông Hồng và sông Luộc địa bàn các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ có tới trên 40 điểm khai thác cát, bến chứa vật liệu xây dựng không phép. Tập trung nhiều nhất là ở huyện Tiên Lữ với 21 điểm không phép vi phạm hành lang đê, kè tồn tại từ lâu nhưng không được giải quyết. Điển hình ở xã Hải Triều có một doanh nghiệp xây tường bao dài trên 100m lên cơ đê và bao quanh dẫy tre chắn sóng. Tại xã Thụy Lôi, tình trạng xây nhà ngay ở thân đê, thuyền hút cát neo đậu ở chân kè tồn tại từ nhiều năm nay nhưng vẫn không được xử lý dứt điểm... tương tự trên đê tả sông Hồng qua huyện Văn Giang hiện có 5 bến bãi lớn để vật liệu xây dựng, ở các xã: Xuân Quan, Mễ Sở, Thắng Lợi và Liên Nghĩa. Từ đầu mùa mưa bão đến nay, dù đã nhiều lần bị nhắc nhở, yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp lệnh đê điều nhưng hàng ngày lượng cát, đá vẫn chất đống cao hàng chục mét. Ngoài ra còn nhiều điểm sử dụng thân đê làm nơi bán hàng, để vật liệu và tận dụng mái đê làm nơi sản xuất chậu cảnh. Huyện Phù Cừ Có 4 điểm vi phạm về bến bãi tập trung chứa vật tư, vật liệu xây dựng trên khu vực kè và bãi sông, điển hình là Công ty TNHH Tiến Ngạn (xã Nguyên Hòa) chưa xây dựng theo đúng đồ án thiết kế được duyệt, để nguyên vật liệu cao quá 3m trên đỉnh kè. Ngoài ra còn có 13 điểm vi phạm nằm trong hành lang bảo vệ đê điều với các công trình nhà ở, lều quán, trại chăn nuôi.
So những năm trước, tình trạng khai thác, chứa vật liệu xây dựng, vi phạm hành lang đê kè trên đê tả sông Hồng và sông Luộc ở Hưng Yên có chiều hướng gia tăng và mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn. Dư luận nhân dân các xã ven đê bức xúc cho rằng, việc kiểm tra, ngăn chặn không kiên quyết, chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý, không đôn đốc, xử lý nghiêm túc, triệt để nên các bến bãi vẫn cố tình vi phạm.
PV