• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn chuyển xếp lương khi nâng ngạch kỹ sư

(Chinhphu.vn) - Ông Đỗ Văn Hán (dvhan207@....) là kỹ sư địa chất công trình ở công ty hạng 1 (51% vốn nhà nước) đề nghị được giải đáp về việc chuyển xếp lương khi nâng ngạch đối với trường hợp của ông.

31/12/2011 11:00

Từ 1/12/2008, theo quyết định của giám đốc Công ty, ông Hán được hưởng lương kỹ sư bậc 6/8, hệ số 3,89. Theo lộ trình thông thường thì đến thời điểm 1/12/2011 là đủ 36 tháng, ông Hán đủ điều kiện để xét nâng lên bậc lương kỹ sư bậc 7/8, hệ số 4,20.

Ông được Công ty cử đi học lớp bồi dưỡng nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ khối doanh nghiệp do Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng tổ chức và đã qua kỳ thi nâng ngạch với Giấy chứng nhận số 268/QĐ-HV ngày 29/5/2009.

Đến tháng 12/2011, Công ty ra quyết định nâng ngạch lương cho ông từ kỹ sư bậc 6/8, hệ số 3,89 lên kỹ sư chính bậc 1/6, hệ số 4,00. Thời gian được hưởng lương mới từ ngày 1/12/2011, thời gian tính bậc lương tiếp theo từ 1/12/2009.

Theo ông Hán hiểu, đến tháng 12/2011 ông được nâng bậc từ kỹ sư bậc 6/8 lên bậc 7/8 nên căn cứ Công văn số 1746/LĐTBXH-TL ngày 8/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc chuyển xếp lương trong công ty nhà nước thì công ty phải xếp lương cho ông lên kỹ sư chính bậc 2/6, hệ số 4,33.

Ông Hán hỏi, việc xếp lương đối với trường hợp của ông như thế nào là đúng theo quy định?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp thắc mắc của ông Hán như sau:

Tại khoản 1, mục IV, phần A Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 4/4/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước quy định:

- Căn cứ kết quả thi và nhu cầu sử dụng viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, doanh nghiệp ra quyết định nâng ngạch và xếp lương cho viên chức được lên ngạch hoặc làm hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thoả thuận hoặc ra quyết định theo phân cấp quản lý.

- Nguyên tắc chuyển xếp lương là xếp lên bậc lương có hệ số cao hơn liền kề với ngạch viên chức thi đạt. Trường hợp chênh lệch giữa 2 bậc lương này bằng hoặc lớn hơn 70% khoảng chênh lệch của 2 bậc liền kề ngạch viên chức thi đạt thì thời điểm nâng bậc lần sau tính từ khi có quyết định xếp lương mới, nếu thấp hơn 70% thì thời điểm nâng bậc lần sau tính từ khi có quyết định xếp mức lương cũ.

Theo Công văn số 1746/LĐTBXH-TL ngày 8/6/2005 về việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới trong công ty Nhà nước thì đối với những người xếp bậc 7, bậc 8 của ngạch chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư, thi đạt kết quả nâng ngạch viên chức thì bậc 7 chuyển xếp vào bậc 2, bậc 8 chuyển xếp vào bậc 3 ngạch chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính…

Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ ngày được xếp bậc 7, bậc 8 của ngạch chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư.

Tại Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các Công ty Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước quy định thang lương ngạch chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính có 6 bậc: Bậc 1 hệ số 4,00; Bậc 2 hệ số 4,33; Bậc 3 hệ số 4,66; Bậc 4 hệ số 4,99; Bậc 5 hệ số 5,32; Bậc 6 hệ số 5,65. Chênh lệch giữa hai bậc liền kề trong thang lương ngạch chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính là 0,33.

Trường hợp thắc mắc của ông Đỗ Văn Hán, luật sư cho rằng việc công ty không áp dụng Công văn số 1746/LĐTBXH-TL ngày 8/6/2005 để giải quyết trường hợp nâng ngạch từ ngạch kỹ sư lên ngạch kỹ sư chính đối với ông là chính xác.

Bởi vào thời điểm ông Hán thi đạt kết quả nâng ngạch, được quyết định nâng ngạch ông đang hưởng bậc 6/8 ngạch kỹ sư, trong khi công văn này chỉ hướng dẫn áp dụng “Đối với những người xếp bậc 7, bậc 8 của ngạch chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư, thi đạt kết quả nâng ngạch viên chức thì bậc 7 chuyển xếp vào bậc 2, bậc 8 chuyển xếp vào bậc 3 ngạch chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính”. Do vậy ông không thuộc đối tượng hướng dẫn của Công văn 1746/LĐ-TBXH-TL .

Trước khi thi lên ngạch, ông Hán được hưởng lương bậc 6/8 ngạch kỹ sư, có hệ số 3,89 từ ngày 1/12/2008. Theo quy định tại Thông tư 04/1988/TT-LĐTBXH nêu trên, sau khi đạt kết quả được lên ngạch ông Hán sẽ được chuyển xếp lương lên bậc lương có hệ số cao hơn liền kề với ngạch thi đạt là bậc 1/6 ngạch kỹ sư chính hệ số 4,00.

Chênh lệch giữa hai bậc này là hiệu số giữa hệ số 4,00 của bậc 1/6 kỹ sư chính và hệ số 3,89 của bậc 6/8  kỹ sư, bằng 0,11, thấp hơn 70% khoảng chênh lệch giữa hai bậc liền kề của thang lương ngạch kỹ sư chính (0,33), nên thời gian nâng bậc 2/6  kỹ sư chính của ông Hán được tính từ ngày 1/12/2008 là ngày hưởng lương bậc 6/8 kỹ sư.

Việc Công ty chuyển xếp lương cho ông bậc 1/6 kỹ sư chính, hệ số 4.00; thời gian được hưởng lương mới từ ngày 1/12/2011 là đúng quy định. Nhưng thời gian tính nâng bậc lương tiếp theo (2/6 kỹ sư chính) từ 1/12/2009 là chưa chính xác. Theo quy định thì thời gian tính nâng bậc tiếp theo bắt đầu từ ngày 1/12/2008.

Trường hợp ông Hán, luật sư có quan điểm giải quyết như sau: Việc nâng bậc 2/6 kỹ sư chính có thể thực hiện cùng một lúc hay vào một thời gian nào đó sau khi chuyển xếp lương bậc 1/6 kỹ sư chính là tùy thuộc vào công tác nhân sự và căn cứ vào quỹ tiền lương của đơn vị. Tuy nhiên, nếu nâng bậc 2/6 kỹ sư chính vào thời gian sau khi xếp lương chuyển ngạch 1/6 kỹ sư chính, đơn vị sẽ phải trả truy lĩnh tiền lương chênh lệch cho ông Hán từ ngày 1/12/2008 đến khi nhận quyết định nâng bậc 2/6 kỹ sư chính.

Thực tiễn cho thấy, các đơn vị khi xét nâng ngạch, xếp lương phải căn cứ vào quỹ tiền lương được duyệt và căn cứ tương quan tiền lương của cán bộ, nhân viên trong đơn vị để giải quyết hài hòa quyền lợi chung. Trường hợp ông Hán, đơn vị nên kết hợp chuyển xếp nâng ngạch và nâng bậc một lần trong tháng 12/2011 để xếp vào bậc 2/6 kỹ sư chính, hệ số 4,33; theo đó chênh lệch hệ số giữa bậc cũ ở ngạch cũ và bậc mới ở ngạch mới là 0,44,  cao hơn 70% khoảng chênh lệch giữa hai bậc liền kề của thang lương ngạch kỹ sư chính (0,33), thời gian nâng lương lần sau được tính khi quyết định xếp lương nâng ngạch, kết hợp nâng bậc 2/6 kỹ sư chính có hiệu lực.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.