• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn quy trình đầu tiên về theo dõi đường huyết liên tục

(Chinhphu.vn) - Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam vừa giới thiệu hướng dẫn quy trình đầu tiên về theo dõi đường huyết liên tục tới các chuyên viên y tế. Hướng dẫn này được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi lớn trong quản lý bệnh đái tháo đường ở nước ta.

29/06/2024 08:54
Hướng dẫn quy trình đầu tiên về theo dõi đường huyết liên tục - Ảnh 1.

Với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát đường huyết ổn định, gần mức bình thường là rất quan trọng - Ảnh: VGP/HM

Theo hướng dẫn này của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE), tất cả các bước quản lý bệnh được cụ thể hoá để chuyên viên y tế và người mắc đái tháo đường thực hiện theo dõi đường huyết liên tục.

GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, hướng dẫn này của Hội có sử dụng hệ thống CGM có một cảm biến được đưa vào dưới da để đo lượng đường trong dịch mô kẽ với một khoảng thời gian nhất định, từ đó thể hiện mức đường huyết ước tính liên tục theo thời gian.

Hướng dẫn này sẽ hỗ trợ chuyên viên y tế bằng cách liệt kê các thiết bị CGM và hướng dẫn sử dụng; chỉ định và chống chỉ định; các chỉ số quan trọng, đặc biệt ở người già và phụ nữ mang thai cũng như các phân tích dữ liệu.

Hướng dẫn cũng giúp người bệnh đái tháo đường hiểu rõ tình trạng đường huyết của bản thân, thay đổi lối sống, từ đó quản lý tình trạng đái tháo đường tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

“Vận dụng công nghệ CGM không chỉ giúp quản lý đái tháo đường hiệu quả hơn mà còn làm giảm gánh nặng chi phí cho người dân và hệ thống y tế. Do đó, việc xây dựng hướng dẫn theo dõi glucose máu liên tục vô cùng quan trọng”, GS.TS Trần Hữu Dàng cho biết.

Hướng dẫn cũng sử dụng công nghệ FreeStyle Libre theo dõi mức đường huyết mỗi phút thông qua một cảm biến nhỏ đeo ở mặt sau cánh tay. Cảm biến được sử dụng liên tục trong 14 ngày, là thiết bị đo và theo dõi glucose có thời gian sử dụng lâu nhất thế giới hiện nay. Công nghệ này đã giúp thay đổi cuộc sống của khoảng 6 triệu người bệnh đái tháo đường ở hơn 60 quốc gia trên thế giới.

Cũng dựa trên hướng dẫn này, các chuyên viên y tế sẽ tiếp tục xây dựng quy trình triển khai CGM cho bệnh viện trên toàn quốc, đặc biệt là ở khu vực Hà Nội và TPHCM.

Tại Việt Nam, số người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng. Trong đó, hơn một nửa người bệnh chưa được chẩn đoán, tức là không được điều trị. Trong số những người đã được chẩn đoán và điều trị, chỉ có khoảng 1/3 đạt được mục tiêu điều trị, GS.TS Trần Hữu Dàng cho biết.

Với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát đường huyết ổn định, gần mức bình thường là rất quan trọng để giúp họ phòng tránh được các biến chứng của bệnh. 

Trước đó, Bộ Y tế đã khuyến nghị theo dõi đường huyết liên tục (continuous glucose monitoring – CGM) đối với những người mắc đái tháo đường tuýp 2 muốn quản lý đường huyết tốt hơn và những người nhập viện cần theo dõi sát đường huyết.

HM