• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo

(Chinhphu.vn) – Liên Bộ Y tế-Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản hướng dẫn việc thành lập Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.

08/11/2013 08:00
Ảnh minh họa

Tại Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo, liên Bộ Y tế-Bộ Tài chính nêu rõ: Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được đặt tại Sở Y tế, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi tại hệ thống kho bạc Nhà nước.

Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm thành lập Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định và phê duyệt Điều lệ hoạt động Quỹ. Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành Quỹ theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo để thực hiện các nội dung quy định tại tiết a Điểm 1 Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg (như mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện Nhà nước, người nghèo, lang thang, cơ nhỡ) theo phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành. Việc lập, tổng hợp, phân bổ, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các quy định hiện hành.

UBND tỉnh sẽ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chi phí khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo địa phương.

Riêng trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám, chữa bệnh theo yêu cầu, Thông tư nêu rõ, sẽ thực hiện việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành về bảo hiểm y tế; Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo không hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp này.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2013. Năm 2013, các địa phương chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo và kinh phí quản lý Quỹ trong dự toán chi ngân sách Nhà nước đã được giao. Trường hợp có khó khăn về kinh phí, các địa phương có văn bản báo cáo gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

4 đối tượng người nghèo được hỗ trợ khám, chữa bệnh

Hiện nay có 4 đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định tại Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, bao gồm:

1- Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.

2- Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng chính phủ.

3- Người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.

4- Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.

Các đối tượng trên được hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh; được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên...

Thanh Hoài