Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Thông tư này quy định và hướng dẫn nguyên tắc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức thi đua, danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng; trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; quy trình, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; hội đồng thi đua - khen thưởng, tổ thi đua - khen thưởng; khối, cụm thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nguyên tắc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại các Điều 5, 7 và Điều 10 của Luật Thi đua, khen thưởng.
Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân bị thương cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp trung đoàn và tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét danh hiệu thi đua.
Tổng kết phong trào thi đua hằng năm, chỉ khen thưởng cán bộ chủ trì khi đơn vị được khen thưởng hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cá nhân được cử tham gia học tập, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định và đạt kết quả từ loại khá trở lên thì kết hợp với kết quả công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua.
Đơn vị tiếp nhận cá nhân chuyển đến công tác xét tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân đó, trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị mới và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị trước khi chuyển đến.
Không xét tặng danh hiệu thi đua đối với cá nhân mới tuyển dụng, tập thể mới được thành lập dưới 09 tháng.
Chưa khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng đối với cá nhân đang trong thời gian thi hành kỷ luật; cá nhân, tập thể đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn, thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ, chưa kết luận.
Khen thưởng trong sơ kết, tổng kết phong trào thi đua theo chuyên đề, cuộc vận động, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu sử dụng hình thức khen thưởng theo thẩm quyền của thủ Trưởng đơn vị. Trường hợp cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc tiêu biểu, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân, toàn ngành cơ yếu, toàn quốc thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong toàn quân, Ban Cơ yếu Chính phủ; ban hành các văn bản thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng phù hợp với quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và đặc thù của Quân đội, Ban Cơ yếu Chính phủ; xem xét, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Chính trị tham mưu, giúp Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội, Ban Cơ yếu Chính phủ; tham mưu, xem xét đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định.
Chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời phát hiện, lựa chọn cá nhân, tập thể có thành tích để tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Cơ quan chính trị các cấp, trợ lý chính trị, cán bộ đảm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng (nơi không có cơ quan chính trị) tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy), người chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng; tham mưu, đề xuất xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định.
Hội đồng quân nhân phổ biến, hướng dẫn cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng, người lao động trong đơn vị tích cực, tự giác tham gia phong trào thi đua; phối hợp phát hiện, đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích.
Ngành chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức quần chúng phối hợp tuyên truyền, động viên cán bộ, chiến sĩ, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng, người lao động, đoàn viên, hội viên tham gia phong trào thi đua.
Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực ban chỉ đạo phong trào thi đua theo chuyên đề; cơ quan thường trực sơ kết, tổng kết nhiệm vụ chủ trì phối hợp với cơ quan chính trị cùng cấp tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành, lĩnh vực phụ trách.
Cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với hội đồng thi đua - khen thưởng cùng cấp tổng hợp, đánh giá, nhận xét kết quả công tác thi đua, khen thưởng; cho ý kiến về việc tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với cá nhân, tập thể theo phạm vi, nhiệm vụ ngành, lĩnh vực phụ trách.
Cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản trong Quân đội tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện, cổ vũ, phổ biến, nêu gương cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.
Hoa Hoa