• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND phường

(Chinhphu.vn) - Bà Phạm Thị Hồng (Hà Nội) đã làm đơn tới UBND phường nêu về việc hộ liền kề khi xây dựng nhà đã lấn chiếm sang phần đất của gia đình bà Hồng 4m 2 . UBND phường đã tổ chức hòa giải giữa bà Hồng và người đại diện ủy quyền của hộ lấn chiếm đất nhưng không thành.

21/12/2011 17:11

Sau đó, bà Hồng đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên, Tòa án hướng dẫn bà về làm lại thủ tục hòa giải tại UBND phường vì làm chưa đúng, thiếu thành phần của Mặt trận Tổ quốc, thiếu các tổ chức xã hội trong phường. Đồng thời, người đại diện của hộ liền kề được ủy quyền không đúng pháp luật.

Bà Hồng đã đề nghị UBND phường thực hiện lại việc hòa giải nhưng UBND phường không đồng ý. Bà Hồng muốn biết bà cần làm gì để Tòa án thụ lý đơn khởi kiện.

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Kể từ ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành (1/7/2004), Tòa án chỉ thụ lý vụ án đối với trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và vụ việc tranh chấp đất đai đó đã được hòa giải không thành tại UBND cấp xã.

Trường hợp đương sự nộp đơn khởi kiện mà tranh chấp đó chưa qua hòa giải tại UBND cấp xã, hoặc đã qua hòa giải nhưng thực hiện không đúng trình tự, thủ tục quy định, thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn đương sự thực hiện theo quy định tại Điều 135, 136 Luật Đất đai năm 2003.

Hoà giải tranh chấp đất đai

Tại Điều 135, Luật Đất đai năm 2003 quy định, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không tự hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.   

UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

Thời hạn hoà giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai.

Theo đó, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết.

Trình tự các bước tiến hành hòa giải

Trình tự hòa giải được quy định tại Điều 159 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Cụ thể, việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt và phải được lập thành biên bản, gồm các nội dung sau:

- Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;

- Tóm tắt nội dung tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp;

- Ý kiến các bên tranh chấp, ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai. Căn cứ kết quả thỏa thuận giữa các bên tranh chấp, người chủ trì hòa giải phải có xác nhận ghi trong biên bản hòa giải thành hoặc không thành;

- Biên bản hòa giải phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia hòa giải và phải gửi cho các bên tranh chấp.

Trong quá trình chuẩn bị hòa giải, cán bộ hòa giải phải tiếp xúc với các bên để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu chứng cứ có liên quan. Trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành, mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến Toà án nhân dân để giải quyết.

Trường hợp bà Phạm Thị Hồng, muốn được Tòa án thụ lý đơn khởi kiện việc hộ liền kề lấn chiếm đất thì thủ tục bắt buộc là tranh chấp phải được hòa giải tại UBND phường.

Mặc dù UBND phường đã tổ chức hòa giải giữa bà Hồng và người đại diện ủy quyền của hộ lấn chiếm đất. Nhưng thủ tục hòa giải do UBND phường thực hiện chưa đúng, thiếu thành phần của Mặt trận Tổ quốc, thiếu các tổ chức xã hội trong phường và người đại diện của hộ liền kề không được ủy quyền đúng pháp luật; Biên bản hòa giải không được lập đúng nội dung và hình thức quy định nên không được Tòa án chấp nhận.

Do đó, việc Tòa án đề nghị bà Hồng về UBND phường thực hiện lại thủ tục hòa giải là đúng quy định. Kể từ ngày UBND phường nhận được đơn đề nghị tổ chức hòa giải lại của bà Hồng, UBND phường có trách nhiệm tổ chức hòa giải trong thời hạn 30 ngày làm việc.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.