• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng tới pháp lý hoá các tiêu chuẩn công trình xanh

(Chinhphu.vn) - Với mục tiêu giảm phát thải hơn 74 triệu tấn CO2 trong lĩnh vực xây dựng, Bộ Xây dựng coi việc phát triển công trình xanh là một trong những giải pháp quan trọng.

14/10/2022 16:17
Hướng tới pháp lý hoá các tiêu chuẩn công trình xanh - Ảnh 1.

Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022 có sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đào tạo... cùng nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối vật liệu, thiết bị và công nghệ sử dụng trong các công trình xây dựng - Ảnh: VGP/Băng Tâm

Thông tin được chia sẻ tại hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022 do Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức tại TPHCM ngày 14/10.

Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng cho biết, trong vòng 10 năm qua cả nước có hơn 200 công trình xanh, với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 6 triệu m2. Con số này rất khiêm tốn so với số lượng công trình, diện tích sàn xây dựng hàng năm ở nước ta hơn 100 triệu m2.

Nhìn sang các nước trong khu vực cho thấy Việt Nam chỉ ở những bước đi đầu tiên trong tiến trình xanh hoá các công trình xây dựng. Ví dụ như Singapore hiện có hơn 4.000 công trình xanh.

Hiện có nhiều tiêu chuẩn, hệ thống đánh giá chứng nhận khác nhau nhưng về cơ bản công trình xanh là công trình hội đủ các yếu tố về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo tiện nghi, sức khỏe cho người sử dụng.

Tuy nhiên, theo TS.KTS Lê Thị Bích Thuận, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, việc đánh giá công trình xanh phục vụ công tác quản lý nhà nước nhìn chung chưa có một công cụ mang tính pháp lý. Điều này dẫn đến việc chứng nhận các công trình xanh đang phát triển tự phát, các công trình sau khi được chứng nhận cũng không được giám sát, kiểm tra cũng như duy trì thương hiệu. Bà Thuận cho rằng, nhiều công trình được gắn mác "xanh, sinh thái" nhưng không chứng minh được các số liệu cho thấy đã đóng góp tích cực cho môi trường hay xã hội.

Bà Lê Thị Bích Thuận kiến nghị, Bộ Xây dựng cần xây dựng tiêu chí chung về đánh giá công trình xanh, ban hành các quy định quản lý công trình xanh trong vòng đời công trình nhằm phục vụ cho công tác quản lý, trên cơ sở đó các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế có cơ sở để phát triển công trình xanh một cách bài bản, nghiêm túc, đi vào thực chất.

Hướng tới pháp lý hoá các tiêu chuẩn công trình xanh - Ảnh 2.

Triển lãm mô hình tòa nhà xanh độc đáo và những giải pháp hiện đại trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ công trình xanh Việt Nam 2022 quy tụ hơn 20 nhà cung cấp các giải pháp công nghệ, vật liệu xây dựng đi đầu trong xu hướng tiết kiệm năng lượng, phát thải thấp trong và ngoài nước - Ảnh: VGP/Băng Tâm

Cũng trên quan điểm này, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - SIHUB cho rằng những tiêu chuẩn năng lượng đối với các thiết bị điện trong công trình xây dựng cần được chuẩn hoá mang tính pháp lý, không dừng ở tiêu chí khuyến khích như hiện nay. Theo ông Tước, khoảng 10 năm trở về trước thì suất đầu tư cho công trình xanh là khá lớn, khiến các chủ đầu tư khó theo đuổi. Tuy nhiên, hiện nay các vật liệu, thiết bị, công nghệ xanh đã tiệm cận với mặt bằng chung giá cả thị trường vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư khi triển khai công trình mới, và ông Tước cho rằng, một công trình xanh phải được định hình ngay từ bước đầu tiên là thiết kế công trình.

Ước tính, năng lượng sử dụng trong các công trình xây dựng chiếm gần 35% tổng năng lượng của các quốc gia. Trong khi đó, số liệu của Tổ chức tài chính quốc tế IFC cho thấy, các công trình xây dựng tuân thủ quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD (về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả) tiết kiệm được 15-35% năng lượng so với các công trình được thiết kế và xây dựng theo cách thông thường. Như vậy, nếu trong  từng công trình xây dựng đạt được hiệu quả tiết kiệm năng lượng theo tiêu chuẩn thì cắt giảm rất lớn tổng tiêu hao năng lượng quốc gia.

Trong kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, lĩnh vực do Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm phải giảm 74,3 triệu tấn CO2 tương đương, bao gồm: Các quá trình công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng); Tiêu thụ năng lượng trong sản xuất xi măng; tòa nhà. Dự kiến năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ ban hành kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính được Chính phủ giao trong Nghị định 06.

Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng khoảng 9%/năm và tỷ lệ đô thị hóa cuối năm 2021 đạt khoảng 40,5%, đã kéo theo những áp lực gia tăng nhu cầu năng lượng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Do vậy, việc pháp lý hoá các tiêu chuẩn công trình xanh là yêu cầu cấp bách trong xu thế phát triển bền vững, đồng thời góp phần vào việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26 về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Băng Tâm