• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng tới phục nguyên một văn bản Truyện Kiều

Kim Hùng: "Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo. Chính vì vậy, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, được đông đảo nhân dân ta, từ thế hệ này qua thế hệ khác, hết sức yêu mến!"

18/03/2011 16:59

Kim Hùng: "Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo. Chính vì vậy, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, được đông đảo nhân dân ta, từ thế hệ này qua thế hệ khác, hết sức yêu mến!"

(Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương, ngày 26 - 10-1965,
về việc Kỷ niệm 200 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du)


Những tác phẩm nghệ thuật lớn của nhân loại, xưa nay, đều có số phận kỳ lạ, không mấy xuôi xẻ, an bình. Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du là một ví dụ. Ý kiến đa số các nhà nghiên cứu, thì Truyện Kiều được tác giả viết vào thời Tây Sơn, khoảng từ năm 1796 đến năm 1801, nhưng vì một số chữ, nghĩa phạm húy, phạm luật nên nguyên tác có thủ bút của người viết đã bị triều đình nhà Nguyễn cho đưa về triều ngay lúc Nguyễn Du qua đời (1820). Cho đến hôm nay, nguyên bản Truyện Kiều vẫn chưa sưu tầm được!
Việc chưa tìm ra nguyên bản tuyệt tác của cụ Nguyễn Du, đã "đẩy" Truyện Kiều vào một tình thế tất yếu và thú vị: Tác phẩm văn học viết, nhưng có yếu tố dân gian, cách thức lưu truyền dân gian tạo ra nhiều dị bản. Việc truyền bá Truyện Kiều thời gian đầu, chủ yếu là qua truyền miệng hoặc chép tay. Đến thời Tự Đức, người ta mới thấy có những bản khắc ván in chữ Nôm đầu tiên của các nhà tàng bản như Liễu Văn Đường (1866, 1871), Duy Minh Thị (1872, 1879, 1891), Thịnh Mỹ Đường (1879), Quan Văn Đường (1879)... Do dựa vào các bản chép tay khác nhau, lại tự ý sửa chữa, nhuận sắc nên văn bản mỗi nơi, mỗi lúc mỗi khác. Thời kỳ chữ Quốc ngữ thông dụng, các học giả mỗi người tìm một hay vài bản Kiều có từ trước làm cơ sở tạo nên bản Kiều do họ đứng tên, tình hình văn bản cũng không mấy khả quan, do sự khảo đính, chú thích, bình luận... mỗi người mỗi vẻ, "tam sao thất bản"!
Thêm một lý do nữa, đấy là trình độ viết và phiên âm chữ Nôm - thứ chữ Nguyễn Du viết Truyện Kiều - bị hạn chế, và không đồng đều, nên vô hình chung rơi vào cái lỗi "dĩ ngoa truyền ngoa", nói cụ thể như Gs. Hoàng Xuân Hãn là: "Có bản Nôm mà không biết đọc bản Nôm, nhiều khi đọc sai, mất nghĩa hoặc không có nghĩa"?!


Như vậy, những người yêu quý Nguyễn Du và Truyện Kiều, ở vào thời điểm nào, cũng luôn đau đáu một nỗi niềm khao khát: giá như có được trong tay văn bản Truyện Kiều chính thống, có bút tích cụ Nguyễn? Khó quá, nếu không muốn nói là tuyệt vọng rồi! Vậy thì, có một hướng khác, có thể làm dần, được chừng nào hay chừng ấy, là phục nguyên văn bản Truyện Kiều, chủ yếu dựa vào một số bản in đáng tin cậy. Nhà Kiều học Nguyễn Khắc Bảo (sinh năm 1947, quê Bắc Ninh), sau nhiều năm dày công sưu tập, mày mò, theo hướng này, đã cho ra mắt bạn đọc công trình Truyện Kiều, văn bản hướng tới phục nguyên, khảo đính và chú giải. (1)


Khi đã có trong tay 45 bản Truyện Kiều (con số hiện giờ theo ông Đào Tam Tỉnh ở Thư viện Nghệ An, thì đã lên tới 52), trong đó 44 bản chữ Nôm và một bản chữ Quốc ngữ, soạn giả Nguyễn Khắc Bảo nhận thấy "không có hai bản nào giống nhau hoàn toàn về câu chữ và tự dạng", từ đó ông muốn giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về việc truyền bản Truyện Kiều ở nước ta trong 2 thế kỷ XIX và XX. Tuy nhiên, việc khảo đính tất cả các dị biệt về từ ngữ của 45 bản trên sẽ không cần thiết, dễ làm loãng trọng tâm phục nguyên văn bản. Bởi thế, ông chỉ khảo cứu văn bản của 13 bản Kiều cổ (có thống kê trong sách). Trường hợp đặc biệt, trong 13 bản ấy vẫn chưa tìm thấy từ ngữ hợp lý, hợp vần, sát truyện thì mới tìm các từ ngữ khác của 32 bản còn lại, để thay vào phần chính văn... Thêm nữa, do tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Hoa) là nơi dựa vào để Nguyễn Du sáng tác nên Đoạn Trường Tân Thanh, nên khi khảo cứu văn bản Truyện Kiều, với những từ ngữ, cần cân nhắc, có thể chọn những từ ngữ phù hợp, sát với nguyên truyện, như vậy có khả năng gần với nguyên tác Truyện Kiều?! Kết quả việc làm nhiều công phu, tỉ mỉ này, bạn đọc được thấy rõ ở phần "Khảo cứu Truyện Kiều" (từ tr.323-tr362). Dựa vào "Truyện Kiều bản Nôm (Liễu Văn Đường, 1866; Thịnh Mỹ Đường, 1879) và chữ Quốc ngữ"(2) mà Nguyễn Khắc Bảo cho công bố toàn văn, trong công trình của mình (từ tr.49 - tr.321), bạn yêu Truyện Kiều có cơ sở để tham chiếu phần "khảo cứu Truyện Kiều". Xin nêu một vài ví dụ: Truyện Kiều bản Nôm của Liễu Văn Đường và Thịnh Mỹ Đường, câu thứ 2163:


Biết thân tránh chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
Chữ "tránh" trong "tránh chẳng khỏi trời", ở các bản Kiều khác, còn có các dị bản như "lánh chẳng khỏi trời", "chạy chẳng khỏi trời" (Các dị bản này, đều ghi xuất xứ cụ thể). Một ví dụ khác, hai câu Kiều 83 và 84, bản Nôm Liễu Văn Đường và Thịnh Mỹ Đường in:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng phận bạc cũng là lời chung.


Ở các bản khác, còn các dị bản: "Lời là phận bạc", "Lời là bạc mệnh", "Lời mà bạc mệnh", "Lời rằng bạc mệnh"... Một sự khảo cứu như vậy, kể cũng tỉ mỉ, thú vị, và rất cần thiết nhất là với đa số bạn yêu Kiều đang túng thiếu về tư liệu Truyện Kiều!
Ngoài những phần chính kể trên, công trình của Nguyễn Khắc Bảo còn được làm phong phú, xác thực thêm bởi phần chú giải, phụ bản các bản Truyện Kiều, danh mục các bản Truyện Kiều Quốc ngữ tham khảo, cuối cùng là các từ điển, tự điển, tự vị mà soạn giả ít hoặc nhiều có tham khảo.
Để kết thúc bài báo nhỏ này, xin nêu lại một tư liệu vô cùng quý báu của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàn(3) (Viện Văn học), mà ông Bảo có ghi trang trọng khi bàn về bản gốc nguyên tác Truyện Kiều... Về vấn đề này, cụ Nguyễn Đình Ngân, người xã Phượng Đình, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đậu cử nhân năm 21 tuổi (1916), đã từng làm Kiểm quốc Quốc Tử Giám triều Nguyễn (sau này cụ công tác tại Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa) kể cho biết: Sau cách mạng tháng Tám thành công, cụ giữ chức Giám đốc Văn hóa Viện Trung bộ (Thư viện Huế) và được phép trưng tập sách ở Ngự tiền thư viện, tức tủ sách riêng của vua nhà Nguyễn. Trong đó, cụ Ngân thấy có một cuộn tròn giấy và sách chữ Nho, lớn bằng cột nhà. Mở ra xem thì đó là một số tài liệu riêng của Nguyễn Du, gồm có:


- Thư từ riêng của bạn bè gửi Nguyễn Du, trong đó có thư của Phạm Quý Thích.
- Một số ghi chép có tính chất nhật ký của Nguyễn Du.
- Đặc biệt, có bản thảo Truyện Kiều, với nhiều chỗ xóa, chữa...


Rất tiếc, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, số di cảo vừa kể cùng một số sách và tài liệu quý hiếm khác, di dời ra Phong Điền - Thừa Thiên, nhưng chưa kịp chuyến xe lửa ra Bắc, thì mặt trận đã lan đến đó, số tư liệu không kịp mang đi! Từ đấy đến nay, đã nhiều chục năm trôi qua, vẫn chưa có một hồi âm, hy vọng tìm được nguyên tác Truyện Kiều có thủ bút của Nguyễn Du càng trở nên hy hữu. GS. Vũ Ngọc Khánh, một chuyên gia Truyện Kiều, đã từng phải thốt lên: "So với nhiều tác phẩm văn học của nước ta, văn bản Truyện Kiều gặp tình hình "không bình thường" bởi chúng ta hiện không có trong tay một bản Kinh hay bản Phường nào chắc chắn cả!"(4). Và cũng bởi vậy, những việc làm như của soạn giả Nguyễn Khắc Bảo là vô cùng đáng trân trọng và luôn cần được ủng hộ!

(1) Nguyễn Khắc Bảo khảo đính và chú giải: Truyện Kiều, văn bản hướng tới phục nguyên, khảo đính và chú giải. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.
(2) Trong năm 2004, ông Nguyễn Khắc Bảo (cùng với Nguyễn Trí Sơn) đã phiên âm, khảo đính và cho xuất bản "Truyện Kiều" bản cổ nhất, khắc in năm 1866, Liễu Văn Đường (NXB Nghệ An); và "Truyện Kiều" bản Nôm Thịnh Mỹ Đường, năm 1879 (NXB Văn hóa Dân tộc).
(3) Theo Gs. Nguyễn Văn Hoàn, Truyện Kiều, NXB Văn học, Hà Nội, 1965.
(4) Vũ Ngọc Khánh: Giai thoại Truyện Kiều, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2008, tr.18-20.

K.H

Ảnh tư liệu, K.H sưu tầm

» Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện CVĐ HT-LT tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh(19/03/2011) » TƯƠNG DƯƠNG:(18/03/2011) » Chuyện Bá Và trồng lúa nước(18/03/2011) » Tăng cường 644 cán bộ cho các xã ở 62 huyện nghèo(18/03/2011) » Tương dương:(18/03/2011) » Quỳ châu: Nâng cao nhận thức cho đồng bào về công tác bầu cử(18/03/2011) » Tuổi trẻ công an Tân Kỳ "làm theo lời Bác"(18/03/2011) » Về bức ảnh "Tranh giải làng"(18/03/2011) » Mùa rẫy(18/03/2011) » Dấu ấn của thành phố năng động(18/03/2011) » Cửa khẩu Cao Vều: "Cầu nối" hữu nghị Việt - Lào(18/03/2011) » Về thăm Người Mẹ Làng Sen(18/03/2011) » Cùng thanh niên lập nghiệp(18/03/2011) » Mấy suy nghĩ về xây dựng gia đình văn hóa(18/03/2011) » Cựu giáo chức Quỳnh Hồng xứng đáng dân tin, trò mến(18/03/2011) » "Đi biển" một mình(18/03/2011) » Thật sung sướng, vì được chiếu phim về Bác!(18/03/2011) » Kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sức trẻ tháng Ba(18/03/2011) » Nặng lòng với đồng đội(18/03/2011) » Từ những việc nhỏ...(18/03/2011)