• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng tới xây dựng Hải quan số

(Chinhphu.vn) - “Hải quan điện tử tiên tiến” là giai đoạn phát triển thứ 5, là tiền đề hướng tới “Hải quan số”- mục tiêu phát triển cao nhất theo định hướng của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO).

01/08/2020 16:10
Ảnh minh họa

Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành chia sẻ: Công tác hiện đại hóa hải quan đang đứng trước nhiều thời cơ lớn, đó là Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, tác động toàn diện, sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó tác động mạnh mẽ đến công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2020 – 2025.

“Để định hướng phát triển cho Hải quan các nước, năm 2018, WCO đã đưa ra mô hình phát triển của Hải quan điện tử hướng tới Hải quan số gồm 6 giai đoạn”- ông Lê Đức Thành chia sẻ.

Cụ thể, giai đoạn 1 (khởi động Hải quan điện tử), thực hiện thu thập dữ liệu các giao dịch; công bố website; công bố thông tin; tự động hóa văn phòng.

Giai đoạn 2 (Hải quan điện tử sơ khai), chuẩn hóa dữ liệu; điện tử hóa quy trình xử lý tờ khai và thông quan; điện tử hóa các chứng từ kèm theo.

Giai đoạn 3 (Hải quan điện tử đối với từng lĩnh vực), là thực hiện thông tin điện tử trước; hài hòa hóa dữ liệu; xử lý thông tin đến trước; hệ thống quản lý rủi ro; kiểm tra sau thông quan.

Giai đoạn 4 (Hải quan điện tử tích hợp), quản lý biên giới tích hợp điện tử (e-CBM) thông qua tích hợp nghiệp vụ điện tử (thanh toán, khai báo,…); nghiệp vụ tương tác; hệ thống quản lý rủi ro, xác định trọng điểm; quản lý kiểm tra chung; ứng dụng di động.

Giai đoạn 5 (Hải quan điện tử tiên tiến), quản lý thương mại điện tử; thông quan 24/7; trao đổi thông tin với các đối tác là cơ quan chính phủ; phát triển Cơ chế một cửa; trao đổi thông tin qua biên giới.

Giai đoạn 6 (Hải quan số), phát triển các khối quản lý mang tính toàn cầu (GNC); công nhận lẫn nhau; tương tác thu thập hình ảnh không xâm nhập; triển khai Cơ chế một cửa; sử dụng các công nghệ hiện đại.

“Theo đánh giá của chúng tôi, Hải quan Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển giữa 3 và 4. Vì vậy trong 5 năm tới chúng ta cần xác định mục tiêu phấn đấu đưa Hải quan Việt Nam trở thành Hải quan số, trước tiên là khẩn trương hoàn thành giai đoạn phát triển thứ 4 và thứ 5 theo mô hình WCO đưa ra”- Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan nhấn mạnh.

5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Để sớm đạt mục tiêu xây dựng “Hải quan điện tử tiên tiến” và tiến tới “Hải quan số”, ông Lê Đức Thành cho rằng có 5 nhóm giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan; đảm bảo hệ thống pháp luật hải quan đồng bộ, minh bạch, phù hợp các chuẩn mực quốc tế, bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đặc biệt, trong giai đoạn 2020 – 2025, cần xem xét, đề xuất việc sửa đổi Luật Hải quan để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trong giai đoạn mới. Đây cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là nền tảng thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa hải quan.

Thứ hai, đẩy mạnh tái thiết kế quy trình nghiệp vụ theo hướng nâng cao mức độ tự động hóa làm tiền đề cho việc tái thiết kế hệ thống CNTT trên cơ sở ứng dụng tối đa các thành quả của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Với việc xây dựng hệ thống CNTT tích hợp làm cơ sở đưa Hải quan Việt Nam tiến lên Giai đoạn 4 (Hải quan điện tử tích hợp).

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, trong đó tập trung phát triển hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ban, ngành trong chính phủ và giữa Việt Nam với các nước ASEAN và với các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do. Đây chính là nội dung quan trọng để đưa Hải quan Việt Nam chuyển sang Giai đoạn 5 (Hải quan điện tử tiên tiến).

Thứ tư, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích hình ảnh; ứng dụng dữ liệu lớn (Big data) trong phân tích dữ liệu quản lý doanh nghiệp; ứng dụng kết nối internet vạn vật (IOT) trong theo dõi, giám sát hàng hóa từ cửa khẩu đầu đến cửa khẩu cuối nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hải quan. Đồng thời, tăng cường mạnh mẽ trao đổi thông tin và công nhận lẫn nhau giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước trên thế giới.

Thứ năm, thường xuyên thực hiện đo lường thời gian giải phóng hàng, khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thủ tục hải quan để làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của từng giai đoạn triển khai, có điều chỉnh kịp thời để đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.

TB