• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Huy động mọi nguồn lực thực hiện chiến lược vaccine nhanh nhất, hiệu quả nhất

(Chinhphu.vn) - Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, thì tiêm vaccine là giải pháp căn cơ lâu dài và là vũ khí lợi hại nhất để chiến thắng đại dịch COVID-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh: Phải tiếp cận vaccine nhanh nhất, thần tốc nhất, cần tích cực hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, cụ thể hơn nữa để tiêm cho nhân dân…

05/06/2021 10:42

Ngày 24/2/2021, lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng Lãnh sự quán Anh tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC), Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đón lô vaccine COVID-19 đầu tiên về Việt Nam.

Theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ ngày 26/2/2021, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 với số lượng khoảng 150 triệu liều.

Cùng với Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan, cộng đồng DN luôn sẵn sàng chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ và đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện chiến lược vaccine nhanh nhất, hiệu quả nhất.

DN tham gia tích cực ngay từ đầu

Lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên nhập khẩu về Việt Nam, ngày 24/2/2021 nằm trong  hợp đồng mua 30 triệu liều giữa Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) và hãng AstraZeneca, sau đó được chuyển giao cho Bộ Y tế theo nguyên tắc phi lợi nhuận.

Đại diện VNVC chia sẻ, từ quý 3/2020, VNVC đã bắt đầu quá trình đàm phán với hãng sản xuất vaccine phòng COVID-19 trên thế giới, tất cả đều phải ký hợp đồng bảo mật thông tin và phải chứng minh nhiều năng lực, điều kiện đặc biệt để có thể được vào danh sách đặt mua vaccine này.

Một số tiêu chí “cứng” để có thể đàm phán mua vaccine là DN phải có chức năng xuất nhập khẩu vaccine, cơ sở vật chất như hệ thống kho lạnh đạt chuẩn, phương tiện bảo quản, vận chuyển, hệ thống phân phối, năng lực triển khai tiêm chủng trên quy mô lớn với thời gian ngắn… Quy mô DN phải đủ lớn, có uy tín, nguồn lực tài chính phải đảm bảo...

“Ngay cả đối với những loại vaccine thông thường khác, các hãng sản xuất vaccine luôn có điều kiện đàm phán mua bán rất chặt chẽ. Vaccine là mặt hàng đặc biệt, không phải cứ có tiền, có nhu cầu là mua được”, bà Vũ Thu Hà, Giám đốc cung ứng vaccine của VNVC chia sẻ thêm.

Được biết, ngay khi vaccine phòng COVID-19 AastraZeneca được nghiên cứu thử nghiệm giai đoạn 2 bước sang giai đoạn 3, VNVC đã ký thành công thỏa thuận đặt mua 30 triệu liều theo cơ chế đặt cọc chấp nhận rủi ro, nếu vaccine không thành công ở giai đoạn 3, số tiền này không được hoàn trả, đồng thời VNVC phải tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu tiếp theo.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã đề xuất mua lại theo nguyên tắc phi lợi nhuận toàn bộ số vaccine 30 triệu liều mà VNVC đã đặt mua của AstraZeneca. Việc triển khai tiêm số vaccine này do Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng mở rộng(TCMR) quốc gia thực hiện.

Việc chuyển giao toàn bộ 30 triệu liều vaccine COVID-19 cho Bộ Y tế trong thời điểm này là cần thiết để cùng Chính phủ và nhân dân chống dịch, bảo vệ sức khoẻ và phát triển kinh tế.

Trong cuộc trao đổi riêng với Báo điện tử Chính phủ, giữa tháng 5/2021, đại diện của VNVC chia sẻ: Để khuyến khích các DN tích cực tìm kiếm nguồn vaccine COVID-19 nói riêng, các vaccine khác nói chung, cần có chính sách rõ ràng hơn từ cơ quan quản lý Nhà nước. Dẫn chứng từ chính trường hợp VNVC đã chuyển nhượng phi lợi nhuận lô 30 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Bộ Y tế, theo từng giai đoạn, bắt đầu từ tháng 3/2021 đã chuyển 107.600 liều, nhưng đến nay, DN cho biết, vẫn chưa ký kết được hợp đồng chính thức giữa các bên. Do đó, với nhiều DN đang có ý định tham gia lĩnh vực này, chắc chắn sẽ e ngại khi nhìn vào tình thế của VNVC hiện nay.

Chúng ta đang nỗ lực để có vaccine càng nhiều, càng sớm càng tốt. Ảnh VGP

Tạo mọi điều kiện nhập khẩu vaccine thuận lợi

Tại cuộc làm việc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và một số hiệp hội DN, ngày 4/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã giải đáp những băn khoăn của DN để đồng hành cùng Chính phủ trong chương trình tiêm chủng vaccine, chủ động tìm kiếm nguồn vaccine, cơ chế ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động trong DN…

Đối với những vaccine Tổ chức Y tế thế giới chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng thì khi có đơn vị nào tiếp cận được, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay theo thủ tục rút gọn, tối đa 5 ngày. Tất cả những DN  có khả năng tiếp cận nguồn vaccine nhập khẩu đều được hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để có vaccine sớm nhất.

Đại diện cộng đồng DN khẳng định tuân thủ chính sách của Chính phủ về thứ tự nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm. Các DN rất mong Bộ Y tế sớm hướng dẫn các bước chuẩn bị để tiêm vaccine cho người lao động như khai báo y tế, theo dõi sức khoẻ…; cam kết thực hiện nghiêm mọi quy định phòng, chống dịch, cập nhật thông tin trên hệ thống an toàn COVID-19 (antoanCOVID.vn).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế sớm cập nhật thêm nhóm đối tượng rủi ro cao là công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, các địa điểm tiếp xúc với nhiều người hay phải làm việc trong môi trường kín… vào diện khai báo y tế bắt buộc (qua máy tính, điện thoại, khai hộ, bằng giấy, sử dụng tổng đài gọi điện tự động…), cập nhật tình trạng sức khoẻ để đánh giá sàng lọc ban đầu, chuẩn bị cho công tác tiêm vaccine.

Bộ Y tế cần tạo mọi điều kiện để việc nhập khẩu vaccine thuận lợi, không để bất kỳ DN nào, tổ chức nào thực sự có nguồn mua được vaccine ngay mà lại không mua về được. Nếu vướng mắc, Bộ Y tế không tháo gỡ được thì cần trình ngay lên Chính phủ giải quyết. Những nguồn vaccine thông qua các tổ chức môi giới thì phải kiểm tra kỹ trước khi đề xuất với Bộ Y tế.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc khẳng định cộng đồng DN  tin tưởng, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cũng như duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.

Cộng đồng DN Việt Nam sẽ tích cực đóng góp tài chính tự nguyện cho Quỹ Vaccine phòng COVID-19. Mong muốn người lao động sớm được tiêm vaccine là nguyện vọng chính đáng của các DN.

Nhiều DN sẵn sàng chi trả chi phí tiêm vaccine cho người lao động của mình. Ảnh minh họa

Hướng đi nào cho tiêm chủng vaccine COVID-19 tự chi trả?

Theo ghi nhận từ Hệ thống VNVC, đến nay đã có hàng ngàn DN và hàng trăm ngàn người dân đã đăng ký chờ tiêm vaccine COVID-19 tự chi trả với mong muốn sớm được đi ra nước ngoài học tập, làm việc, các DN mong muốn được ổn định sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cá nhân và DN hoàn toàn có thể tự chi trả cho tiêm vaccine dịch vụ mà không thụ động chờ Nhà nước cấp phát miễn phí, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.

Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cũng “khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng”. Đó cũng là biện pháp làm giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước.

Để đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, cần xem xét phương án huy động cả các cơ sở tiêm vaccine dịch vụ nếu đảm bảo các điều kiện như yêu cầu của Bộ Y tế. Phương án sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 là đúng đắn vì phát huy vai trò của hệ thống tiêm chủng vốn có của nhà nước, nhưng để có thể triển khai tiêm vaccine "thần tốc" đảm bảo an toàn, chất lượng thì cũng cần sự góp sức của các hệ thống tiêm chủng dịch vụ.

Ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cho biết, việc triển khai tiêm hiện nay vẫn đang thực hiện theo quy định đối với các đối tượng ưu tiên. Vì vậy các DN muốn nhập khẩu vaccine, chưa biết khi nào sẽ có những chỉ đạo tiếp theo để mở rộng đối tượng tiêm, các thời điểm tiêm… Những điều này rất cần làm rõ để các DN đủ năng lực chủ động nhập khẩu vaccine phòng COVID-19.

“Chúng tôi rất mong việc có hướng dẫn cụ thể từ Bộ Y tế về việc có thể mua lại hết vaccine do DN đàm phán mua được hoặc mua lại 1 phần, cho DN sử dụng 1 phần để tiêm dịch vụ, thì cũng đều cần có chính sách rõ ràng và sớm tiến hành các thủ tục liên quan. Vì để đàm phán mua được vaccine, DN đã phải chuẩn bị nguồn tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng, gấp rút mở rộng cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc, tuyển dụng hàng nghìn bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế; đầu tư lớn về kho lạnh bảo quản, hệ thống phân phối, hệ thống nền tảng công nghệ thông tin… Chi phí đó nếu không có kế hoạch đáp ứng, DN sẽ gặp khó khăn, đồng nghĩa với gần 5.000 cán bộ nhân viên có thể bị ảnh hưởng đến đời sống, chế độ lương thưởng...”, đại diện VNVC bày tỏ.

Hà Nguyên