• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Huyền thoại Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không

(Chinhphu.vn) – Những hình ảnh, lời kể của nhân chứng lịch sử tại cầu truyền hình kỷ niệm 40 năm chiến thắng lịch sử “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” khiến người xem xúc động, tự hào về Thủ đô một thời đau thương mà anh dũng.

19/12/2012 07:01

Những tấm hình quý giá được phát trong chương trình: Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe báo cáo tình hình đánh trả máy bay Mỹ. Ảnh: Tư liệu-VOH

Tối 18/12, nhân kỷ niệm 40 năm “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 – 12/2012), Đài Truyền hình TPHCM phối hợp với Quân chủng PK-KQ thực hiện cầu truyền hình chương trình “Huyền thoại Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” tại 2 điểm cầu Bảo tàng Quân chủng PK-KQ (Hà Nội) và khuôn viên Sư đoàn Phòng không 367 (tại TPHCM).

Khách mời là những nhân chứng từ chiến thắng của 40 năm về trước, như: Trung tướng - Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Phiệt, Đại tá Lê Cổ - sĩ quan huấn luyện chiến đấu tên lửa phòng không, Bộ Tham mưu Quân chủng PK-KQ, Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu - nguyên Phó Chính ủy Quân chủng PK-KQ, ông Dương Văn Thuận - nguyên sĩ quan điều khiển tên lửa bắn rơi chiếc B52 đầu tiên, Trung tướng - Anh hùng LLVTND Phạm Tuân và một số chiến sỹ là dân quân tự vệ trong thời kỳ này.

Chương trình đưa người xem trở về với Hà Nội 12 ngày đêm tháng 12/1972 khi tái hiện từng khoảnh khắc đáng ghi nhớ trong mỗi ngày, bắt đầu từ ngày 18/12 đến ngày 30/12/1972. Những ngày tháng ấy, mỗi ngôi nhà cao tầng là một trận địa pháo, mỗi công nhân trong nhà máy không chỉ bám trụ sản xuất mà cũng trở thành một lực lượng chiến đấu ngoan cường, góp phần hỗ trợ cùng các chiến sĩ không quân, tên lửa, pháo cao xạ bảo vệ bầu trời Hà Nội.

Người xem, nhất là các bạn trẻ ngày nay còn được biết những con số thống kê cho thấy mức độ khốc liệt của chiến tranh: chỉ trong 12 ngày đêm, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số mục tiêu trọng yếu khác phải hứng chịu hơn 100.000 tấn bom đạn của máy bay Mỹ, với sức công phá hủy diệt tương đương 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản). Nhưng cũng trong 12 ngày đêm ấy, đối phương đã phải trả một giá rất đắt khi bị ta bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B52. Ngay sau đó, Mỹ đã phải trở lại bàn đàm phán Paris.

Ngọc Ánh