• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hy Lạp trợ giúp ngân hàng, Tây Ban Nha gây lo ngại

(Chinhphu.vn) – Trong khi Hy Lạp trợ giúp các ngân hàng vượt khó thì những lo ngại về tình trạng nợ công Tây Ban Nha càng làm gia tăng nguy cơ về sự sụp đổ của Khu vực Eurozone.

29/05/2012 15:39

Ngày 28/5, Chính phủ Hy Lạp đã cấp 18 tỷ Euro (tương đương 22,6 tỷ USD) cho 4 ngân hàng lớn nhất nhằm giúp các định chế tài chính này giành lại quyền tiếp cận với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết khoản hỗ trợ tài chính - thông qua trái phiếu của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) - ngoài tác dụng tăng dự trữ vốn đang kiệt quệ của 4 ngân hàng lớn nhất Hy Lạp, gồm National Bank, Alpha, Eurobank và Piraeus Bank, còn giúp phục hồi lượng vốn cần thiết, cho phép những ngân hàng này tiếp cận với các nguồn tài chính của ECB và đủ nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế đang trong thời kỳ khủng hoảng.

Trong khi đó ở Tây Ban Nha, Thủ tướng Mariano Rajoy trong cuộc họp báo ngày 28/5 tuyên bố chi phí vay của nước này đã lên tới 7% - mức nguy hiểm nhất trong 10 năm qua và cổ phiếu của Bankia, ngân hàng lớn thứ 4 của Tây Ban Nha, đã rơi xuống mức thấp kỷ lục sau khi chính phủ cho biết nợ công của nước này có thể sẽ lên tới 79,8% GDP dự kiến của năm nay.

Theo báo cáo của Bankia, năm 2011, ngân hàng này đã thua lỗ khoảng 3 tỷ Euro (3,75 tỷ USD) và cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm tới 26% giá trị trong phiên giao dịch đầu giờ ngày 28/5. Ngoài khoản 4,5 tỷ Euro đã nhận được, hiện Bankia cần thêm 19 tỷ Euro (23,75 tỷ USD) từ ngân sách chính phủ để bù đắp cho những thiệt hại từ các khoản đầu tư và nợ khó đòi.

Mặc dù vậy, Thủ tướng Mariano Rajoy vẫn bác bỏ khả năng tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài cũng như kế hoạch tái cơ cấu để cứu hệ thống ngân hàng vốn đang rơi vào tình trạng khó khăn của nước này. Ông Rajoi nói hiện Tây Ban Nha chưa cần bất kỳ gói cứu trợ nào của châu Âu.

Kim Chung