• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

IADL yêu cầu Trung Quốc làm rõ cơ sở pháp lý

(Chinhphu.vn) – Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) vừa yêu cầu Trung Quốc làm rõ cơ sở pháp lý của hành vi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

11/06/2014 13:12

Ông Jitendra Sharma, Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch danh dự IADL yêu cầu Trung Quốc giải thích việc đưa tàu quân sự, máy bay vào vùng biển Việt Nam. Ảnh VGP/Hải Minh

Đồng thời, IADL yêu cầu Trung Quốc phải giải thích vì sao nước này đưa tàu (bao gồm cả tàu quân sự, máy bay) tới hoạt động gần khu vực giàn khoan; tiến hành những hành vi khiêu khích như đâm, bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, gây thiệt hại về phương tiện và đe dọa đến tính mạng con người cũng như các vụ việc tấn công tàu cá Việt Nam xảy ra từ ngày 7/5/2014.

Những yêu cầu trên là một phần trong Tuyên bố của IADL về tình trạng vi phạm leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông, do ông Jitendra Sharma, Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch danh dự, nguyên Chủ tịch nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2009 của IADL, công bố sáng nay tại Hà Nội.

Tuyên bố kêu gọi Trung Quốc “tuân thủ và giữ gìn tuyệt đối Hiến chương LHQ” đồng thời “xử sự đúng tư cách của một nước lớn cũng như đúng tư cách của một quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an LHQ trong việc giữ gìn và bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và thế giới”.

IADL cũng yêu cầu chính quyền Trung Quốc đưa ra những phản hồi về những quan điểm nêu trên của tổ chức này.

Đây là lần thứ 2 trong 2 năm trở lại đây, IADL ra tuyên bố về tình hình Biển Đông. Trước đó, tháng 11/2013, IADL kêu gọi các bên liên quan trên Biển Đông sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.

Thành lập năm 1946, IADL gồm hơn 100 thành viên là Hội Luật gia, Liên đoàn luật sư các nước trên thế giới. IADL hoạt động với tôn chỉ mục đích là tham gia thúc đẩy thực hiện các nguyên tắc bảo đảm công bằng, quyền dân tộc tự quyết, ngăn chặn chủ nghĩa thực dân và đế quốc, giải quyết các mâu thuẫn quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Với Việt Nam, IADL đã có nhiều hoạt động phản đối Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam; kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành các hoạt động ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện các công ty Hoa Kỳ về vấn đề nạn nhân chất độc màu da cam năm 2009.

Hải Minh